Công dụng và cách dùng Thông thảo để trị bệnh

1352 20/01/2021
Skhoe24h.com - Sách Bản thảo bị yếu ghi: Thông thảo mau thông kinh mạch vào phế, dẫn khí nhiệt xuống dưới mà lợi tiểu tiện, xuống sữa nhiều và các chứng lậu thũng, mắt hoa, tai điếc, mũi ngạt, khản tiếng đều chữa được cả....

THÔNG THẢO

Thông thảo

TÊN KHÁC

Cây thông thoát 

TÊN KHOA HỌC

Aralia papyrifera

Hook hay     Tetrapanax

papyrifera (Hooker) Koch.

THỔ SẢN

Trung Quốc trồng nhiều ở Quảng Tây, Nam Ninh.

BỘ PHẬN DÙNG

Lõi thân xốp, trắng.

TÍNH VỊ - QUY KINH

Vị ngọt nhạt tính hàn. Vào hai kinh phế và vị.

TÁC DỤNG

Lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. Thường dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giảm sốt, trấn tĩnh. Dùng chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khăn, ho.

Sách Bản kinh ghi: Thông thảo chuyên thông lợi cửu khiếu và huyết mạch quan tiết. 

Sách Bản thảo bị yếu ghi: Thông thảo mau thông kinh mạch vào phế, dẫn khí nhiệt xuống dưới mà lợi tiểu tiện, xuống sữa nhiều và các chứng lậu thũng, mắt hoa, tai điếc, mũi ngạt, khản tiếng đều chữa được cả.

Sách của Uông Cơ đời Minh ghi: Thông thảo uống dễ sáng mắt, thoái nhiệt, xuống sữa.

Sách của Tô Tùng đời Tống ghi: Thông thảo giải được các chứng trúng độc.

KIÊNG KỴ

Phàm khí hư, đàn bà có thai và không có thấp nhiệt chớ dùng.

LIỀU DÙNG

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc.

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH CÓ THÔNG THẢO

1. Chữa chứng nội thương ngoại cảm dùng: Thông thảo, Giáng hương, Hồng cúc, Lăng lý giáp, Sơn tra, Một dược, sắc uống.

2. Do gội đầu cảm phong nhức đầu dùng: Thông thảo thiêu tồn tính tán nhỏ mỗi lần uống 8g với rượu nóng. Nêu nghiến răng thì cậy ra đổ vào.

3. Chữa tắc tia sữa và ít sữa: Thông thảo 12g, chân giò lợn một đôi, Xuyên khung 6g, vảy tê tê (rang với cát cho phồng lên đến khi giòn bẻ gãy) tán nhỏ 8g. Cùng nấu ninh nhừ rồi ăn chân giò và uống nước. Ngoài dùng hành một nắm nấu nước rửa đầu vú lúc nước còn nóng và xoa vuốt hoặc dùng lược chải từ trong ra. 

Nguồn: Thuốc Bắc thường dùng

Tags: thông thảo,



Bài liên quan