TÊN KHOA HỌC
Tussilago frafara L.
THỔ SẢN
Tại Trung Quốc: Thứ trồng ở Thiểm Tây, Hán Trung là loại tốt nhất.
Thứ trồng ở Tứ Xuyên hạng nhì.
BỘ PHẬN DÙNG
Búp hoa. Khi khô thì vàng sẫm ở phía dưới, không lẫn lộn tạp chất, không nát là tốt.
TÍNH VỊ - QUY KINH
Vị cay tính ôn vào phế kinh.
Ôn phế, hóa đờm, chỉ khái.
Sách Bản kinh ghi: Khoản đông hoa chữa khỏi ho suyễn, đau cổ họng.
Sách Yên Quyền đời Đường ghi: Khoản đông hoa trị phế khí xúc bách, ho liên miên không chỉ ra đờm đặc, phế ung, ho ra huyết.
Sách của Giả Cửu Như đời Thanh ghi: Khoản đông hoa vị đắng chủ giáng, khí thơm chủ tán cho nên vào phế nhuận khí lại thành huyết trong phế. Là yếu dược chữa chứng phế hư, ho lâu, đờm đặc tanh hôi.
Sách Bản thảo bị yểu ghi: Khoản đông hoa là vị thuốc cốt yếu chữa ở phế, tả khí nhiệt mát phế, sáng mắt khỏi sợ hãi, tiêu đờm khỏi ho suyễn ráo khát, phế yếu, phế ung, thổ ra huyết đều chữa được cả.
KIÊNG KỴ
Người phế nhiệt, phế khô ráo thì không nên dùng. Ghét Tạo giác, Huyền sâm. Sợ: Bối mẫu, Hoàng kỳ, Hoàng cầm.
LIỀU DÙNG
Tẩm mật, sao qua.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc uống.
1. Thượng tiêu phế bị phong hàn, uất nhiệt sinh khó thở dùng: Khoản đông hoa, Ma hoàng, Hạnh nhân, Tang bạch bì, Cam thảo sắc uống.
2. Trị khó thở dùng độc vị Khoản đông hoa đốt hợp lấy khói.
3. Chữa ho đờm khái huyết dùng Khoản đông hoa, Bách hợp sao tán nhổ luyện mật làm hoàn to bằng hạt Long nhãn. Khi nằm ngậm một vicn với nước Bạc hà.
4. Khoản đông hoa tuy sợ Bối mẫu nhưng dùng kết hợp Bối mẫu, Tang bạch bì, Tử uyển, Tỳ bà diệp, Bách bộ, Quát lâu căn, Thiên môn đông, Hạnh nhân chữa ho đờm rất hay.