Bộ phận làm thuốc và thành phần hóa học của Rau Má

1161 09/10/2019
Skhoe24h.com - Ở nước ta, rau má không chỉ được dùng như một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc mát, giải nhiệt, giải độc, thông tiểu. Ở miền Nam, rau má được xay ra, hoà với nước, cho thêm đường làm nước giải khát....

RAU MÁ

Công dụng của rau má

Tên khác: Phtáo chèn (Tày), Tầng chan mia (Dao).

Tên khoa học; Centella asiatiea (L.) Urb.

Họ Hoa tán (Apiaceae)

Mô tả: Cây thảo, mọc bò trên mặt đất. Thân mảnh, có rễ ở các mâu. Lá có cuống dài. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn. Mép lá có khía răng tròn. Cụm hoa là một tán đơn mọc riêng lẻ hay gồm 2-5 tán đơn tụ họp ở kẽ lá. Mỗi tán thường có 3 hoa rất nhỏ màu trắng hay đỏ nhạt. Quả dẹt, gần tròn đường kính 3 - 5mm.

Nơi mọc: Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, ở những chỗ ẩm, mát, Còn có ở nhiều nước khác như Lào, Campuchia, Indonesia, An Độ,.v.,v...

Bộ phận làm thuốc

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Trong cây rau má có 0,37 phần trăm flavonoid và 7,65 phần trăm saponin, chủ yếu là asiaticosid. Chất này có tác dụng kháng khuẩn (do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương chóng lên da non.

Công dụng

Ở nước ta, rau má không chỉ được dùng như một loại rau ăn mà còn là một vị thuốc mát, giải nhiệt, giải độc, thông tiểu. Ở miền Nam, rau má được xay ra, hoà với nước, cho thêm đường làm nước giải khát.

Sau đây là một số ứng dụng giải độc của rau má:

Giải độc do say sắn hoặc do lá ngón: Lấy cả cây, rửa sạch, giã nát, hoà với nước ấm lấy nước uống.

Chữa ngộ độc nấm: Cũng làm như trên, hoặc theo 2 công thức sau:

- Rau má 160g, Đường phèn 80g. sắc lấy nước uống

- Rau má 160g, Củ cải 400g. Giã nát, ép lấy nước uống.

Chú thích:

Tránh nhầm lẫn với cây rau má lông hoặc rau má lá to (là những cây độc) và những cây có tên "rau má" khác như rau má mỡ (rau má lá nhỏ) thuộc chi Hydrocotyle.

Nguồn: Cây độc Việt Nam

Tags: rau má,



Bài liên quan