9 Bài thuốc dân gian chữa bỏng hiệu quả

744 22/07/2020
Skhoe24h.com - Theo đông y, để chữa bỏng, phải làm dịu cái nóng đã nhập vào cơ thể và giải độc, bồi bổ tâm dịch, chống thoát nước, điều hòa khí huyết, bình ổn âm dương, bồi dưỡng cơ thể, khôi phục tinh thần. Gần đây, các nhà khoa học đã tiếp thu y học cổ truyền để nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều bài thuốc chữa bỏng....

Bài thuốc dân gian chữa bỏng

Theo đông y, để chữa bỏng, phải làm dịu cái nóng đã nhập vào cơ thể và giải độc, bồi bổ tâm dịch, chống thoát nước, điều hòa khí huyết, bình ổn âm dương, bồi dưỡng cơ thể, khôi phục tinh thần. Gần đây, các nhà khoa học đã tiếp thu y học cổ truyền để nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều bài thuốc chữa bỏng.

Thuốc uống chữa bỏng

Bài thuốc 1:

Hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, chi tử 16g rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc uống.

Bài thuốc 2:

Đăng tâm 4g, cam thảo 12g, mạch môn 12g, đậu xanh 40g, trúc diệp (lá tre) 10 lá rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 3:

Ké đầu ngựa 10g, hoặc 20g, kim ngân hoa, bồ công anh, cỏ vòi voi, có mần trầu, hạ khô thảo, kinh giới, cam thảo nam, mỗi thứ 10g rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc lấy nước uống. Bài thuốc này có tác dụng chống nhiễm khuẩn.

Bài thuốc 4: 

Rễ cây nhài rửa sạch, phơi khô, cắt thật nhỏ, ngâm với rượu trắng 70 độ trong 2 tuần với tỉ lệ 1 phần rễ 2 phần rượu. Khi dùng, uống 10 - 20ml pha với nước đường, không dùng cho trẻ dưới 11 tuổi.

Bài thuốc 5: 

Hoa hòe rửa sạch, nấu nước uống, có tác dụng tốt với thành mao mạch.

Bài thuốc 6:

Cây ô rô khô 6 - 12g, rễ ô rô khô 40 - 60g rửa sạch, cho vào ấm đổ xâm xấp nước, sắc lấy nước uống, có tác dụng chữa các biểu hiện dễ xuất huyết ở người bỏng.

Bài thuốc 7: 

Ngải cứu rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc lấy nước, uống nhiều ngày có tác dụng tốt đến chất lượng sẹo da.

Bài thuốc 8:

Củ tam thất sao khô, tán thành bột khô, mịn, uống khi có biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa ở bệnh nhân bỏng. Trẻ nhỏ uống mỗi ngày 5g x 3 lần, người lớn uống mỗi ngày 10g x 3 lần.

Bài thuốc 9:

Kim ngân hoa 12g, lá cối xay 12g, sài đất 12g, bông mã đề 12g, rửa sạch, cho vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.

Thuốc bôi chữa bỏng

Các thuốc làm se khô và tạo màng che phủ vết thương bỏng mới.

Nguyên tắc chung khi xử lý các vết bỏng nhẹ là phải làm theo quy định như chống choáng, nhưng không làm tổn thương lan rộng. Rửa sạch chỗ mới bị bỏng dùng thuốc chống phồng da, chống thoát huyết tương, bỏng bằng nước muối 20%. Thấm nước muối vào bông chấm nhẹ tay hoặc tưới cho sạch vết thương.

Bôi hoặc đắp một trong các dung dịch sau:

- Dung dịch đặc lá trắc bá

- Dung dịch đặc lá trầu không.

- Dung dịch đặc lá khoai lang

- Dung dịch đặc lá cỏ nhọ nhồi

- Dung dịch đặc lá bỏng.

- Dung dịch đặc lá bàng.

Dùng 1 trong các loại lá trên rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt bôi lên chỗ bỏng hoặc đắp cả bã lên chỗ bỏng.

Có thể bôi lòng trắng trứng gà, dầu cá hoặc mỡ trăn lên chỗ bỏng, hoặc dùng bột mai mực nghiền mịn, rắc lên vết bỏng, ngày dùng 2 lần đến khi lên da non.

Phổ biến nhất là dùng dung dịch Tanin 5% vì Tanin sẽ làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, tạo thành 1 màng vảy. Một số loại thuốc nam cũng có tác dụng này như cao đặc lá sim, nước sắc đặc vỏ cây xoan trà. Cao xoan trà cũng được chuyển thành dạng bột khô màu nâu mịn (thuốc bỏng B76), dùng rắc lên vết bỏng mới sau khi đã được xử lý vô khuẩn (rửa sạch, cắt bỏ vòm các nốt phỏng, rửa vô khuẩn, thấm khô).

Các loại thuốc trên sẽ kết hợp với những phần hoại tử của mô liên kết trung bì, gắn chặt vào vết bỏng mới, tạo thành 1 màng che phủ. Màng khô nhưng không nứt nẻ, hay cản trở các động tác của người bỏng. Phương pháp này giúp tiết kiệm gạc, băng bông và thuốc giảm đau, vết bỏng lại không có mùi hôi. Màng thuốc sẽ tự rụng hoặc được cắt bỏ khi vết bỏng đã khỏi.

Không dùng thuốc tạo màng ở các vết bỏng cũ hoặc đã nhiễm khuẩn. Tránh bôi kín cả một ngón, một chi hay một bộ phận cơ thể vì thuốc sẽ gây chèn ép, bó chặt, cản trở tuần hoàn.

Các thuốc làm rụng nhanh các tổ chức hoại tử ở vết bỏng.

Bài thuốc 1:

Lá trầu không 20g, lá phèn đen 20g rửa sạch, cho vào ấm, đổ 1,5 lít nước sắc còn 1 lít, rửa vết bỏng ngày 1 lần.

Bài thuốc 2:

Dùng dầu vừng, dầu lạc, mỡ trăn bôi để giữ vết thương mềm, nhuận. Hoặc dùng lá mỏ quạ một phần, nghệ vàng một phần, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt bôi lên vết bỏng.

Bài thuốc 3:

Tơ hồng xanh, sao khô, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bỏng.

Bài thuốc 4:

Dùng cao mã đề bôi hoặc dùng nước ép mã đề để rửa, giã nát lá đắp trên vết thương. Thuốc có tác dụng loại trừ tổ chức hoại tử, kích thích tái tạo tế nào.

Bài thuốc 5:

Dùng nước ép nghệ hoặc kem nghệ 5% bôi trên vết thương, vết bỏng. Thuốc có tác dụng làm rụng mô hoại tử, kháng khuẩn. Kem nghệ ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, kích thích sự tái tạo mỡ.

Bài thuốc 6:

Dùng băng gạc thấm ướt dung dịch mủ đu đủ 2 - 10%, bôi liên tục lê vết bỏng, hoặc nhỏ giọt liên tục lên vết hoại tử do bỏng. Thuốc có tác dụng làm rụng hoại tử do tác dụng của men Papain.

Bài thuốc 7:

Quả dứa xanh băm nhỏ, giã lấy nước, rửa và đắp lên vết bỏng nông có hoại tử.

Bài thuốc 8: 

Quả ráy dại, thái mỏng, sao khô, giã lấy bột, rắc lên vết bỏng nông có hoại tử.

Bài thuốc 9:

Lá chè tươi 100g rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, vò lấy nước đặc. Nghệ 50g rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành 1 dung dịch sền sệt. Dùng 1 tăm bông sạch để chấm thuốc, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Bôi liên tục cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải màn sạch che vết bỏng lại. Trong những ngày sau, cần bôi thuốc mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ sau 2 - 3 ngày, chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nước nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.

Bài thuốc 10:

Nghệ già 1 củ, dầu lạc hay dầu vừng vừa đủ, Nghệ giã nát, nấu với dầu lạc hay dầu vừng quấy đều. Sau đó cho thuốc vào lọ sạch, dùng dần. Khi bị bỏng, lấy tăm bông sạch chấm thuốc bôi vào chỗ bỏng. Chỗ bỏng sẽ khỏi nhanh và không thành sẹo.

Nhóm thuốc kiềm chế vi khuẩn, kháng khuẩn.

Bài thuốc 1:

Cây sài đất tươi 100g, rửa sạch, giã với muối ăn, hòa với 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước, chia 2 lần uống trong 24 giờ, bã dùng đắp lên vết bỏng.

Bài thứ 2:

Sâm đại hành rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước sắc lấy nước đặc, bôi vào vết bỏng, có tác dụng ức chế một số vi khuẩn và cầm máu tại chỗ,

Bài thuốc 3: 

Lá diếp cá rửa sạch, giã lấy nước (hoặc sắc lấy nước), bôi lên vết bỏng, có tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.

Nhóm thuốc giúp tái tạo mô ở vết bỏng

Bài thuốc 1:

Dùng nước ép nghệ hoặc kem nghệ để bôi, có tác dụng giảm mồ hôi, ảnh hưởng tốt đến quá trình sẹo hóa.

Bài thuốc 2: 

Rau má (dùng dưới hình thức thuốc mỡ, viên) có tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp collagen, tạo mô liên kết, giúp dự phòng và chữa sẹo xơ, sẹo phì đại, sẹo lồi.

Một số bài thuốc đông y cổ truyền trị vết bỏng

Đan sâm trị bỏng lửa, bỏng dầu

Lấy 248g Đan sâm, cho thêm 1 lít nước, 1000g mỡ dê, nấu kiểu “tam thương tam hạ”, bôi lên vết thương sẽ có hiệu quả giảm đau, sinh cơ, Cách làm cụ thể là: Lấy các vị thuốc trên đun sôi lên rồi làm nguội đi, sau đó lại đun sôi lên rồi làm nguội đi, cứ như vậy liên tục 3 lần, đến lần thứ 4 đun sôi khi nào cạn nước thì thôi. Cuối cùng lọc bỏ cặn thuốc, phần mỡ còn lại chính là vị thuốc cần dùng.

Bạch mật (mật ong trắng) trị bỏng

Bị bỏng lửa hay dầu dùng bạch mật bôi vào chỗ bị bỏng rất có hiệu quả.

Địa phù dung trị bỏng nước và lửa

Lấy lá Địa phù dung nghiền thành bột bôi vào chỗ bỏng. Cũng có thể dùng lá tươi giã nát bôi vào chỗ bỏng.

Dưa chuột trị bỏng nước, bỏng lửa

Vào ngày mồng 5 tháng 5 hái dưa chuột cho vào bình kín, treo dưới hiên, lấy nước xoa vào chỗ bỏng. Cũng có thể trực tiếp ép lấy nước dưa chuột để bôi vào chỗ bỏng.

Bạch liễm trị bỏng

Nếu bị bỏng nước hoặc bỏng lửa, dùng bột bạch liễm để bôi

Bạch cập trị bỏng

Có thể dùng bột bạch cập hòa với dầu để bôi chỗ bỏng

Trắc bách diệp trị bỏng

Giã nát lá trắc bách để bôi vào chỗ bỏng 2-3 ngày sau sẽ khỏi

Ngõa tùng trị bỏng

Lấy lá ngõa tùng, sinh bá giã bôi lên chỗ bị bỏng. Những lá khô nghiền thành bột, rắc ở bên ngoài

Lòng trắng trứng trị bỏng

Lấy lòng trắng trứng gà hòa với rượu để rửa vết bỏng, rửa thường xuyên sẽ có tác dụng làm sinh cơ, nên kiêng thức ăn gây dị ứng. Có thể dùng lòng trắng trứng sống bôi vết bỏng cũng được.


Tags: chữa bỏng,



Bài liên quan