Lựa chọn thực phẩm cho người bị tiểu đường

501 29/11/2018
Skhoe24h.com - Khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta nên chọn những loại mà không bị liệt vào danh sách những thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường, đặc biệt là nên mua những thực phẩm ít chất béo, chỉ số hàm lượng đường thấp, thực phẩm tươi chưa qua xử lí bằng thuốc, phẩm màu....

 Ở bài viết này chúng tôi đưa ra những hợp chất mà cơ thể hấp thụ, cùng với một số loại thực phẩm có hàm lượng đường như nào cho bạn lựa chọn.

Ăn gì và không nên ăn gì?

Thực phẩm cho người tiểu đường

Khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta nên chọn những loại mà không bị liệt vào danh sách những thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường, đặc biệt là nên mua những thực phẩm ít chất béo, chỉ số hàm lượng đường thấp, thực phẩm tươi chưa qua xử lí bằng thuốc, phẩm màu.

Thực phẩm thì rất phong phú, chúng ta có thể phân làm mấy loại lớn như, loại thực phẩm củ, loại đậu quả, rau xanh, hoa quả, thịt trứng sữa. Các thành phần dinh dưỡng cũng có thể phân làm mấy loại lớn sau: gluco, chất héo, protein. nước, muối, nguyên tố vi lượng, vitamin, chất xơ( xen-lu-lo).

Trong đó gluco, protein, chất béo là ba thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cơ thể.

Các loại thực phẩm củ chủ yếu chứa hàm lượng gluco, loại đậu quả thì chủ yếu chứa hàm lượng protein và chất béo, rau xanh hoa quả chủ yếu là vitamin, khoáng vô cơ và xen- lu- lo; thành phần chủ yếu trong thịt trứng sữa là protein, chất béo.

Chất đường lại phân va làm 3 loại: mó- nô- sa- ca- rít, Di- Sa- ca- rít, và pô- li- sác- ca- vít. Gluro, glucoses và chất đường sữa tạo thành đường pô- li- sác- ca- rít cơ thể dễ hấp thụ, có thể làm cho gluco trong máu nhanh chóng tăng cao. Đường Saccarose (hay còn gọi là đưòng mía), đường mạch nha tổng họp ra đường đi- sa- ca- rít. Đường đi- sa- ca- rít và đường pô- li- sác- ca- rít phải qua quá trình tiêu hoá mới chuyển thành được đường mô- nô- sa- ca- rít, sau đó cơ thể mới hấp thụ vào được. Đây chính là Lí do tại sao ăn nhiều thức ăn có chứa hàm lượng đường cao nhưng lượng đường trong máu lại tăng chậm.

Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ 20, nhiều nhà khoa học dựa vào biểu đồ đường tăng theo trật tự của lượng đường trong máu trong cái gọi là “tiêu chuẩn chứng bệnh tiểu đường” đa nhận thấy: chỉ số đường huyết trong những thức ăn có tỉ lệ cao lượng đường di-sa-ca-rít và đường pô- li- sác- ca- rít cao hơn so với những thức ăn mà có tỉ lệ tinh bột cao; chỉ số đường huyết trong những lương thực phụ như hạt yến mạch, hạt kiều mạch, du mạch thấp hơn so với chỉ số đường huyết trong gạo tẻ, bột mì.

Dưới đây là sự so sánh chỉ số đường huyết trong các loại thực phẩm với chỉ số đường huyết trong đường gluco.

100%: Đường gluco

90%-99%: Bánh giòn gạo, khoai lang nướng, rau cải ngọt, củ cải.

80%- 89%: Ngô, khoai tây, đường mạch nha, mật ong.

70%- 79%: Bánh mì, gạo, đậu đũa, thóc, dưa hấu, bột sắn, khoai lang luộc.

60%- 69%: Bột mì, chuối, nho khô

50%- 59%: Hạt kiểu mạch, mì ống, bánh làm từ hạt yến mạch, đậu cô ve. khoai tây chiên, khoai lang, thuốc bắc.

40%- 49%: Cam, nước cam, nước đậu nành, nho, đồ hộp.

30%- 39%: Đậu đỏ, táo, rau, dâu, kem, sữa, sữa chua, nước ép táo, nước ép cà chua.

20%- 29%: Lạp sườn, mạch nha.

10%- 19%: Đậu vàng, lạc.

Chúng ta nên lựa chọn những thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến như bột hạt kiều mạch, bột yến mạch, hạt sen, mì ống....Những thực phẩm này không những có thể giúp cho người bệnh tiểu đường khống chế được đường huyết ở mức thấp mà còn giúp cho người bình thường phòng tránh được lnsulin tăng cao dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.


Tags: Thực phẩm, Tieu duong,



Bài liên quan