Nếu trong điều kiện không có bàn là để là quần áo, ta có thể dùng ca đựng nước bằng sắt tráng men đổ nước nóng vào đế thay cho bàn là. Phương pháp này thao tác đơn giản mà cũng không thể làm cháy quần áo được.
- Quần áo gấp cất lâu ngày, một số chỗ hình thành những vết gấp rất khó là đi hết, gọi là vết gấp chết. Đối với những vết gấp này, ta có thể dùng giấm xoa dọc theo nếp gấp, rồi dùng bàn là để là, các nếp gấp sẽ dễ dàng được là phẳng.
- Khi là quần áo hoặc váy, trước tiên, ta nên rắc ít nước hoa lên vải đệm đặt lên quần áo để là hoặc giấy thấm, sau đó mới là, làm như vậy sẽ giữ cho mùi thơm được lâu trên quần áo.
- Nếu muốn cho quần áo được bóng đẹp hơn, ta có thể cho thêm một ít sữa bò vào trong quá trình hồ quần áo.
- Khi là hàng tơ tằm, ta phải dùng bàn là nóng là nhẹ từ mặt trái, tốt nhất là không nên phun nước, vì nếu phun nước không đều, sau khi là vai sẽ phang nhàu không đều.
- Khi là hàng ni lông hay hàng tơ nhân tạo, ta cần phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối không để nhiệt độ cao quá, nếu không sẽ làm ảnh hướng đến màu sắc của vải, hay xuất hiện các chấm màu trắng trên vải.
Quần áo hàng len dạ thường có tính có, tốt nhất ta nên trải khăn ướt lên mặt trái của quan áo để là. Nếu nhất định phải là từ mặt phải, thì yêu cầu quần áo phải ẩm và bàn là phải nóng.
Áo tơ tằm sau khi giặt thường rất khó là phẳng, nhưng nếu ta đem áo cho vào túi ni lông, đặt vào ngăn đá tủ lạnh để 1 lúc rồi lấy ra là thì hiệu quả sẽ rất lý tưởng.
Quần áo da thuộc cần là ở nhiệt độ thấp. Ta có thể sử dụng loại giấy gói hàng để làm đệm lót khi là, đồng thời khi là phải di động bàn là không ngừng, như vậy sẽ làm cho bề mặt da thuộc phang và sáng.
- Cavat cho dù là bất cứ loại vải gì cũng không nên cho vào nước để giặt mà nên giặt khô, nếu không cavat rất dễ bị phai màu và bị co. Ta có thể giặt như sau: dùng một chiếc bàn chải lông mềm tẩm xăng chải lên những chỗ bị bẩn, chờ cho xăng bốc hơi hết, ta dùng khăn ướt sạch lau vài lần. Khi là, nhiệt độ của bàn là tốt nhất là ở 70 độ C. Với các loại cavat bằng len, dạ, ta cần phải phun nước lên và rải vải trắng lên để đệm lót khi là đối với cavat bằng tơ tằm, có thể là trực tiếp, nhưng tốc độ là phải nhanh.
- Khi là cavat, ta có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của cavat rồi cắt 1 miếng giấy tương đối dày 1 chút lót vào giữa mặt phải và mặt trái của cavat, sau đó dùng bàn là ấm để là. Làm như vậy, sẽ giúp cho vết may của mặt trái không hiện lên mặt phải, ảnh hưởng đến sự phẳng phiu và mỹ quan của cavat.
- Nếu cavat hơi có nếp nhăn, ta có thể đem cavat quấn chặt vào chai rượu sạch, để cách 1 một hôm các vết nhăn sẽ tự hết.
- Với vết cháy trên quần áo bằng vải tơ lụa, ta lấy 1 ít bột xút hoà vào với nước thành dạng đặc như hồ, bôi lên vết cháy, đen bột khô tự nhiên, vết cháy sẽ mất đi sau khi bột kho và bong ra khỏi quần áo.
- Quần áo bằng sợi hoá học sau khi bị là vàng, ta phải lập tức lấy khăn mặt ướt đặt phủ lên trên để là, nếu vết vàng chứa nhiều thì có thể phục hồi lại được trạng thái ban đầu.
- Hàng sợi bông khi bị là vàng, ta cấn lấy muối tinh rắc lên ngay, sau đó dùng tay vò nhẹ, phơi ra trời nắng 1 lúc, dùng nước giặt sạch, vết cháy sẽ giảm bớt đi, thậm chí có thể mất hết.
- Các vết là cháy ở đồ nỉ sau khi giặt vài lần sẽ mất đi lớp nhung lông và để lộ ra sợi vải. Ta có thể dùng kim khâu móc nhẹ vào nơi không còn lông cho đến khi khơi lên được lớp lông mới, dùng miếng vải ướt phủ lên trên, tiếp đó dùng bàn là ngược lại với chiều của lông cũ nhiều lần là được.
- Vào mùa đông áo khoác ngoài không nên giặt và là thường xuyên. Nếu áo khoác dày không may bị là cháy, ta có thể dùng giấy ráp mịn loại tốt để sát vào nơi bị cháy, rồi dùng bàn chải chải nhẹ, vết cháy sẽ mất đi.