Đặc tính, công dụng của Mật cá chép

3652 14/08/2019
Skhoe24h.com - Mật cá chép là một vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh. Chủ trị các chứng bệnh về mắt như: Sưng đỏ phát nhiệt, nhìn vật không rõ có công hiệu cải thiện thị lực....

MẬT CÁ CHÉP

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Mật cá chép

Giải thích tên gọi mật cá chép

Mật cá chép trong y học cổ truyền gọi là lý ngư đởm. Nó chứa sắc tố mật, acid mật và sterol. Cá chép có hình hơi ngắn mà dẹp, phần bụng tròn. Phần thân dưới có màu như màu vàng kim, phần bụng có màu trắng bạc. Viền lưng và đuôi có màu hơi đen, cá chép đực thì phần đuôi, vây và hai bên mang có màu gụ.

Đặc tính của Mật cá chép

Mật cá chép vị đắng, tính hàn. Chủ trị các chứng bệnh về mắt như: Sưng đỏ phát nhiệt, nhìn vật không rõ có công hiệu cải thiện thị lực. Dùng thời gian dài có công hiệu bổ dưỡng nguyên khí, tăng cường tâm lực giúp thân thể tráng kiện.

Người xưa đặc biệt tôn sùng cá chép. Đào Hoằng Cảnh đã từng ca ngợi cá chép là một trong những loài cá tuyệt vời nhất, hình dáng đáng yêu biến đổi đa dạng, thậm chí có thể vượt sông hồ. Cho nên, những tiên nhân xưa có thú thưởng ngoạn thường cưỡi nó ngao du. Khi Khổng Tử có con trai, Lỗ Chiêu Công đã lệnh ban tặng cá chép làm vật phẩm chúc mừng, Khổng Tử đã dùng chữ “Lý Ngư” (cá chép) đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư để tỏ lòng tôn trọng vật phẩm vua ban tặng. Từ xưa đến nay vẫn lưu truyền cách nói: “Cá chép hóa rồng”, vì thế mà câu chuyện cá chép vượt long môn vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.

Mật cá chép là dược phẩm vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa giải độc, trị tiêu chảy. Đông y cho rằng: Tự nhiên mắt đỏ, sưng đau nhìn vật không rõ đều là do gan nóng gây nên. Gan, mật có tương quan lẫn nhau, cho nên dùng chất nước ở mật điều trị bệnh gan có thể gọi là đồng khí tương cầu... Cũng vì vị đắng khi vào tim nó có thể làm giảm nhanh chứng tim bốc hỏa, từ đó có tác dụng lợi gan. Do vậy, những chứng bệnh như mắt đỏ, sưng đau, nhìn vật không rõ, thị lực gặp trở ngại thì mật cá chép đều có tác dụng trị liệu tốt. Ngoài ra, mật cá chép còn dùng để trị các chứng viêm sưng họng, các vết thương độc, nhỏ vào tai có thể trị chứng viêm tai mạn tính. Điều cần chú ý là mật cá chép có độc, do đó không được sử dụng quá liều lượng.

Ngoài mật cá chép có thế dùng làm thuốc, toàn thân cá đều dùng làm dược phẩm chữa bệnh. Thịt cá chép có tác dụng khai vị, kiện tỳ, ngừng ho, điều hòa nhịp thở, tiêu phù thũng, lợi tiểu, an thai, điều trị thoát vị đĩa đệm. Vảy có tác dụng cầm máu công hiệu, có thể điều trị chứng chảy máu cam, trĩ, xuất huyết tử cung. Xương có tác dụng lợi thấp, giải độc, có công hiệu tốt với chứng khí hư thất thường và âm hư. Máu cá ngoài bôi còn có công hiệu điều trị bệnh về mắt, mắt lác, méo miệng.

Khái quát công dụng của mật cá chép

- Trị các chứng viêm sưng họng, các vết thương độc nhỏ vào tai có thể trị chứng viêm tai giữa mạn tính.

- Trị các chứng sưng, mắt đau đỏ, nhìn sự vật không rõ ràng do men gan nóng gây nên.

- Bổ sung nguyên khí, tăng cường tâm lực, giúp thân thể tráng kiện.

- Có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, trị tiêu chảy.

Phương thuốc trị liệu của Mật cá chép (tham khảo)

Trị phù thũng

Dùng đuôi cá chép to, thêm giấm, 3 lít nước đun khô rồi ăn. Mỗi ngày 1 lần.

Trị sữa không thông

Đuôi cá chép sau khi đun, nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng rượu uống 3g.

Trị ho, hen suyễn

Lấy đuôi cá chép, bỏ vảy, dùng giấy bao lại, nướng chín, bỏ xương, nghiền nhỏ để uống.

Trị tất cả các loại mụn nhọt độc (bất kể đã loét hay chưa)

Lấy cá rán cho đến khi đen, thêm ít giấm quấy đều bôi lên chỗ mụn cho đen khi bệnh thuyên giảm.

Trị chứng sưng họng ở trẻ nhỏ,  đau do tê bì

Mật cá chép 20 cái trộn đều với đất ở dưới đáy lò rồi bôi ngoài vùng họng, nhanh chóng có công hiệu.

Trị trong mắt quầng đen

Lấy mật cá chép, nhỏ vào đồ bằng đồng, sau khi khô dùng thanh tre cạo lấy bôi vào mắt.

Trị chứng mắt đỏ sưng đau

Mật cá chép 10 cái, nhị phấn 3g. Các vị thuốc trên trộn đều, cho vào trong lọ, mỗi ngày nhỏ vào mắt. Có phương thuốc khác như sau: Mật cá 5 cái, hoàng liên 15,6g. Các vị thuốc trên trộn đều, thêm một chút mật ong cho vào trong lọ, trước bữa ăn nấu chín, mỗi ngày lấy thuốc đó bôi lên mắt 5 - 7 lần.

Trị liệt âm ở nữ giới

Lấy mật cá chép, gan gà trống 1 lá cùng nghiền nhỏ, cho thêm trứng cá trộn đều nặn thành viên to nhỏ bằng hạt đậu, mỗi lần dùng 1 viên.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

Tags: mật cá chép, trung phẩm,



Bài liên quan