Đặc tính, công dụng của Ngưu hoàng

605 14/08/2019
Skhoe24h.com - Ngưu hoàng là một vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh. Chủ trị các chứng động kinh do sợ hãi, phát cuồng do nhiệt nóng gây ra chân tay và toàn thân co quắp...

NGƯU HOÀNG

(Vị thuốc trung phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Công dụng của Ngưu hoàng

Giải thích tên gọi Ngưu hoàng

Ngưu hoàng là sạn ở túi mật của trâu hoặc bò, loài động vật thuộc họ bò, phần nhỏ là sạn của ống mật và ống gan. Nó có hình trứng, hình cầu, hình tam giác hoặc hình vuông, to nhỏ không thống nhất, có mùi thơm, ban đầu vị đắng nhưng sau thì ngọt, có vị thanh, mát, ngậm trong miệng dễ tan, không dính răng.

Đặc tính của Ngưu hoàng

Ngưu hoàng vị đắng, tính bình. Chủ trị các chứng động kinh do sợ hãi, phát cuồng do nhiệt nóng gây ra chân tay và toàn thân co quắp... Ngoài ra, còn có thể điều trị chứng tinh thần bất ổn, không yên.

Nguyên nhân ngưu hoàng được coi là một vị thuốc quý trong Đông y: Thứ nhất nó là thứ quý hiếm; thứ hai: có tác dụng trị liệu tốt. Nguyên nhân thứ nhất, để bắt được một con bò tót có khi phải đổi bằng sinh mạng của con người. Trong khi đó, không phải con bò nào cũng có sạn ở túi mật. Do hiếm nên quý, giá trị của ngưu hoàng tự nhiên ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay người ta áp dụng 2 biện pháp: Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp) là dùng mật bò hay mật lợn gia công tổng hợp thành. Những năm gần đây, người ta dùng phương pháp nuôi ngưu hoàng thiên nhiên ở những con bò sống bằng cách cấy hoàng hạch vào túi mật rồi bơm trực khuẩn đại tràng (E.coli) không gây bệnh vào làm cho thành phần của mật bám vào hoàng hạch, hình thành sạn mật nên gọi là ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo. Ngưu hoàng tổng hợp hiện nay ở Trung Quốc có điều chế nhiều để đáp ứng nhu cầu. Ngưu hoàng thiên nhiên quanh năm đều có.

Chú ý lúc mổ bò, nếu phát hiện có ngưu hoàng lấy ra âm can thoáng mát nhưng phải kín gió, không phơi nắng hay sấy lửa, vì có thể làm cho ngưu hoàng nứt vỡ, đổi màu dẫn đến kém phẩm chất. Cần gói kín để trong lọ màu dưới đáy có gạo rang hoặc vôi cục.

Ngưu hoàng quý còn do tác dụng trị liệu rất tốt. Nó có tác dụng làm mát gan, trừ phong, loại bỏ chứng sợ hãi, có tác dụng hiệu quả giúp tĩnh tâm, tinh thần ổn định, tiêu đờm, hơn nữa còn có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt giải độc. Vì thế, nó được coi là “vật báu mà các loại thuốc khác không sánh được”. Trên lâm sàng, ngưu hoàng được sử dụng rất nhiều để điều trị các chứng bệnh như tinh thần không tỉnh táo, điên dại phát cuồng, nói năng lẫn lộn sốt cao mê sảng dẫn đến co giật... Ngoài ra, nó còn có thể trị mụn nhọt phù thũng, nhọt độc, họng sưng, mắt đau đỏ, cam răng, miệng lở loét. Ngưu hoàng còn có thể kết hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc, khai thông trí tuệ để nặn thành thuốc viên, như ngưu hoàng tĩnh tâm hoàn, an cung ngưu hoàng hoàn. Tóm lại, ngưu hoàng là vị thuốc có hiệu quả tốt.

Ở nhiều nơi trên thế giới cũng đã có tư liệu ghi chép về tác dụng của ngưu hoàng. Ở Anh, nó được coi là vị thần dược, vì tác dụng loại bỏ chứng sợ hãi và giải độc rất tốt. Hơn nữa, do giá trị ngày càng cao nên ngưu hoàng cũng được coi là tượng trưng cho quyền lực và địa vị tôn quý. Người ta nói, ở Anh, trên cổ các bậc nữ vương thường đeo dây chuyền ngưu hoàng, vì nó có khả năng trừ độc, lại thể hiện được địa vị cao quý của họ.

Y dược học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng, ngưu hoàng có tác dụng trấn an, tốt cho tim, hạ huyết áp, có thể tăng cường sự phân tiết dịch mật, có tác dụng bảo vệ gan, mật.

Khái quát công dụng của Ngưu hoàng

- Điều trị các chứng bệnh như tinh thần không tỉnh táo, điện dại phát cuồng, nói năng lẫn lộn do sốt cao mê sảng dẫn đến co giật.

- Trị mụn nhọt phù thũng, nhọt độc, họng sưng, đau mắt đỏ, cam răng, miệng lở loét.

- Có tác dụng trấn an, tốt cho tim, hạ huyết áp, có thể tăng cường sự phân tiết dịch mật, có tác dụng bảo vệ gan mật.

- Có tác dụng làm mát gan, trừ phong, loại bỏ chứng sợ hãi, có tác dụng hiệu quả giúp tĩnh tâm, tinh thần ổn định, tiêu đờm, hơn nữa còn có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc.

Phương thuốc trị liệu của Ngưu hoàng (tham khảo)

Trị trẻ sơ sinh nhiệt nóng, toàn thân vàng

Lấy 1 hạt ngưu hoàng (bằng hạt đậu), thêm mật vào điều chế thành cao, dùng với sữa.

Trị chứng hoảng loạn, tinh thần bất ổn

Lấy nhân sâm thượng đẳng, thiết tinh, ngưu hoàng, đan sahùng hoàng, xương bồ, phòng phong, đại hoàng, mỗi loại 3g. Lấy rết chân đỏ, thằn lằn, mỗi loại 1 con, quỷ cữu 3g. Các loại thuốc trên nghiền nhỏ, dùng thêm mật điều chế thành viên bằng 1 hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 7 viên, có thể dần dần tăng thêm liều lượng dùng. Mỗi ngày dùng 3 lần, đêm dùng 1 lần.

Trị chứng đau bụng do sữa không tiêu gây ra ở trẻ nhỏ, sợ hãi hay giật mình ở trẻ.

Lấy ngưu hoàng 0,375g, phụ tử 2 cây, trân châu 3g, ba đậu 3g, hạnh nhân 3g. Đầu tiên lấy phụ tử, trân châu giã nhỏ rồi sàng qua. Sau đó lấy ba đậu, hạnh nhân nghiền nát thành dạng mềm, trộn với bột đã giã nát ở trên và cho ngưu hoàng vào tán nhỏ  lần nữa, chế thành dạng thuốc viên. Dựa vào độ tuổi của trẻ mắc bệnh mà dùng liều lượng cho phù hợp. Mỗi ngày dùng 2 lần.

Trị các chứng bệnh nghiêm trọng như phù thũng, khí tắc không thông, tiểu tiện khó

Lấy 1,5g ngưu hoàng, côn bố, tảo biển, mỗi loại 7,5g, khiên ngưu tử, lõi quế, mỗi loại 6g, đình lịch tử 4,5g, hạt tiêu 2,25g. Các vị thuốc trên nghiền nhỏ thành bột, đình lịch tử giã nhỏ thành dạng cao, điều chế thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 10 viên với nước, ngày 2 lần. Khi thấy tiểu tiện dễ dàng là bệnh đã khỏi.

Trẻ nhỏ mắc chứng trúng ác lâu không khỏi.

Ngưu hoàng, đại hoàng, mỗi loại 3g; 1 lá gan con rái cá; hùng hoàng, cỏ mãng, đan sa, quỷ cữu, sừng tê giác, ba đậu, mỗi loại 3g; 0,75g xạ hương; rết 1 con. Các loại thuốc trên nghiền nhỏ, thêm mật vào chế thành viên bằng hạt gai. Mỗi lần dùng 2 - 3 viên khi đói.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

Tags: ngưu hoàng, trung phẩm,



Bài liên quan