Đặc tính, công dụng, phương pháp trị liệu của Phục linh

566 02/08/2019
Skhoe24h.com - Phục linh là một vị thuốc thượng phẩm trong Thần nông bản thảo kinh. Nó có vị ngọt, tính bình, trị nghịch khí xung lên, phiền muộn, uất ức trong lòng, hoặc do sợ hãi mà xuất hiện chứng hoảng loạn bất an, tim đập loạn nhịp, có thể điều trị những ứ tụ do khí trệ gây đau dạ dày, nóng lạnh thất thường,...

PHỤC LINH

(Vị thuốc thượng phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Phục linh

Giải thích tên gọi Phục Linh

Phục Linh là loài thực vật thuộc họ đa khổng (Polyporacaeae), thường sống ký sinh ở phần gốc nằm trong đất của xích tùng hoặc mã vĩ tùng, hoặc trên cành tùng được chôn trong đất. Có 2 loại là tự trồng và mọc hoang. Phục linh tự trồng có nhiều ở vùng An Huy, còn gọi là Anh linh. Phục linh mọc hoang có nhiều ở vùng vân Nam, còn gọi là Vân linh.

Đặc tính của phục linh

Phục linh được nhắc đến trong Bản Linh chính là bạch phục linh. Nó có vị ngọt, tính bình, trị nghịch khí xung lên, phiền muộn, uất ức trong lòng, hoặc do sợ hãi mà xuất hiện chứng hoảng loạn bất an, tim đập loạn nhịp, có thể điều trị những ứ tụ do khí trệ gây đau dạ dày, nóng lạnh thất thường, phiền muộn trong long, ho hen, miệng, lưỡi khô,… còn có tác dụng thong lợi tiểu tiện. Dùng lâu dài giúp cho tinh thần ổn định, kéo dài tuổi thọ.

Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình. Vị ngọt có thể bổ ích trung khí, vị nhạt có thể thông lợi cửu khiếu. Trung khí được bồi bổ, nên khí ở tâm, tỳ được bổ sung đầy đủ. Cửu khiếu được lưu thông, từ đó tà nhiệt bị tiêu trừ. Khí ở tâm và tỳ đầy đủ, sẽ loại bỏ được những chứng phiền muộn và được những chứng phiền muộn và tinh thần bất an. Tà nhiệt bị trừ thì những yếu tố tích tụ gây đau dạ dày, sự uất ức, phiền muộn, ho hen, miệng lưỡi khô cũng có thể trị khỏi. Ngoài ra, người xưa cho rằng, phục linh vị nhạt có lợi cho cửu khiếu, vị ngọt giúp trợ dương, là loại thuốc quý trừ thấp, nó còn có tác dụng bổ khí, ích tỳ, vị, ngăn thủy dịch tích tụ, giúp sinh tân và dẫn khí. Trong lân sang hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh, phục linh có lợi trong điều trị tiểu dắt, ích tỳ vị,giúp tĩnh tâm an thần, thích hợp trị các bệnh do tỳ hư dẫn đến tiêu chảy, tiêu hóa không tốt, tim đập nhanh, loạn nhịp, mất ngủ. Ngoài ra, còn có thể dùng trị các chứng tà thấp, tiểu tiện không thông, phù thũng, trị chứng nôn ra nước bọt trắng do đờm tắc ở dạ dày gây ra và đờm tích ở phổi dẫn đến ho nhiều đờm.

Về công hiệu lợi thấp của phục linh, từ thời Nguyên có truyền thuyết kể rằng: Thành Cát Tư Hãn đã dùng nó để trị khỏi bệnh phong thấp cho ba quân. Phục linh còn có tác dụng tốt trong việc chống lão hóa. Ở thời cổ đại, phục linh thường được thần thoại hóa là vị tiên dược giúp trường sinh bất lão. Tương truyền, có một vị ẩn sĩ trên núi Tung Sơn, thường dùng xích tiễn và phục linh. Đến khi hơn 100 tuổi, cho dù cơ bắp trên cơ thể đã bị teo đi, nhưng trong mắt vẫn còn vầng hào quang đỏ tía phát ra. Ban ngày có thể nhìn thấy mặt trăng, các vì sao. Ông còn có khả năng nghe rất tốt, có thể phân biệt được âm thanh cách xa vài dặm.

Tô Đông Pha cũng là một minh chứng cho việc sử dụng phục linh để bồi bổ cơ thể. Ông đã từng trải nghiệm, sau khi uống phục linh cơ thể từ yếu ớt đã trở nên khỏe mạnh. Trong những năm cuối đời, ông vẫn duy trì được thân thể cường tráng và khả năng sáng tạo lớn. Cuối thời Thanh, Từ Hy thái hậu cũng đặc biệt coi trọng phục linh và ra lệnh lấy tên gọi của loại thuốc này đặt tên cho địa điểm trong cung đình. Sau này được truyền đến nhân gian, cho đến nay nó vẫn là đặc sản của vùng Bắc Kinh. Theo Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, phục linh chứa một lượng đường lớn, do đó nó có thể hạn chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư.

 Khái quát công dụng của Phục Linh

Là loại thuốc quý trừ thấp, có tác dụng bổ khí, ích tỳ vị, ngăn thủy dịch tích tụ, giúp sinh tân dẫn khí.

Điều trị đau dạ dày phiền muộn trong long, ho hen,miện lưỡi khô.

Trị các chứng bệnh tỳ hư dẫn đến, tiêu hóa không tốt, tiêu chảy, mất ngủ, tim đập nhanh, còn có tác dụng trừ tà thấp, tiểu tiện không thông, phù thũng.

Trị tiểu dắt, ích tỳ vị, tĩnh tâm, an thần.

Phương thuốc trị liệu của Phục linh (tham khảo)

Trị tâm thần bất n, hoảng hốt đãng trí

Phục linh 62g (bỏ vỏ), trầm hương 15,6g. 2 vị thuốc trên nghiền nhỏ, thêm mật ong nặn thành viên nhỏ như hạt đậu. Mỗi lần uống 30 viên với canh nhân sâm sau bữa ăn.

Trị thận hư, hoạt tinh, di tinh

Bạch phục linh 62g, túc sa nhân 31g. 2 vị thuốc trên ngâm nghiền nhỏ, cho thêm 6g muối, thịt nạc dê thái miếng mỏng nhúng vào thuốc nướng chín lên và ăn. Uống với rượu ấm.

Trị đi tiu nhiu

Bạch phục linh (bỏ vỏ), sơn dược khô (bỏ vỏ), mỗi loại tỷ lệ bằng nhau. 2 loại thuốc trên vào nước phèn trắng, sau đó sấy khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Trị tỳ khí hư hãm

Bạch phục linh 31g, mộc hương (ninh) 15,6g. 2 vị thuốc trên nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 6g với canh tía tô, đu đủ.

Trị phù thũng khi mang thai, tiểu tiện khó, sợ lạnh

Xích phục linh (bỏ vỏ), đông quỳ tử, mỗi loại 15,6g. 2 vị thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 6g với nước.

Trị chứng điếc

Lấy sáp ong số lượng tùy ý và phục linh nhai vụn, uống cùng với nước trà.

Trị bệnh trĩ, lậu

Xích phục linh (bỏ vỏ), bạch phục linh (bỏ vỏ), một dược, mỗi loại 62g, phá cố chỉ 125g. Hỗn hợp các vị thuốc trên giã trong cối đá thành 1 cục. Cho vào rượu ngâm vài ngày rồi lấy ra, hấp chín, phơi khô, nghiền nhỏ, thêm bột nặn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên với rượu.

Trị phù nề đường tiết niệu

Vỏ phục linh, tiêu mục, mỗi loại một lượng vừa đủ. Cho hỗn hợp trên vào nấu, hằng ngày uống sẽ thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

Tags: Phục linh, thượng phẩm,



Bài liên quan