(Vị thuốc thượng phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
Long cốt là hóa thạch của những loài động vật có vú thời cổ đại, như ngựa 3 móng, voi, tê giác. Hình trạng của long cốt không có quy tắc, to nhỏ khác nhau, cả khối có màu trắng vàng nhạt, đôi khi có lẫn hoa văn màu xanh, xám và màu gụ, thô nhỏ đậm nhạt không thống nhất. Bề mặt trơn nhẵn, đôi khi vẫn có vết nứt nhỏ, bề mặt bị đứt thì tương đối thô, chất cứng, dễ vỡ ra từng mảnh nhỏ. Nó có tính hút ẩm mạnh, chấm vào đầu lưỡi sẽ thấy cảm giác lực hút lớn.
Bản kinh có viết: Long cốt vị ngọt,tính bình. Chủ trị những bệnh truyền nhiễm mạn tính, giúp phòng ngừa các tác nhân không tốt trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, trị chứng hen suyễn, kiết lỵ, ứ huyết, ra máu âm đạo không trong kỳ kinh và khối u ở ổ bụng.
Đông y cho rằng, công hiệu tuyệt diệu nhất của long cốt là trấn tâm an thần, bình gan dưỡng dương, thu liễm cố sáp, sinh cơ tiêu trừ mụn nhọt, làm teo các khối u. Long não thường dùng để điều trị tinh thần thất thường, mất ngủ, hay ngủ mơ, đông kinh, đầu quay cuồng, mắt mờ, hồi hộp, nôn nóng dẫn đến cáu gắt, nó còn có tác dụng bình gan, ích tâm. Long cốt vị chát, nhưng vị chát lại có công dụng giải trừ, cho nên có công hiệu trị liệu tốt đối với các chứng bệnh ra mồ hôi trộm, suy thận, di tinh, băng huyết.
Sau khi luyện long não nghiền nhỏ sử dụng ở ngoài da có công hiệu hút ẩm và làm teo mụn mủ, có thể điều trị mụn nhọt do ngứa ngáy, thấp nhiệt gây ra, các loại mụn nhọt lâu ngày không khỏi. Tương truyền, trong những năm Quang Tự thời Thanh, vùng nọ ở tỉnh Hà Nam có người thợ cắt tóc, trên cơ thể mọc đầy mụn ghẻ, nhưng lại không có tiền mua thuốc để trị bệnh. Anh ta liền dùng những tấm xương thu thập được nghiền thành bột, bôi lên vết thương. Không ngờ vết mụn lở nhanh chóng khô lại, miệng vết thương không lâu cũng thuyên giảm. Về sau, người đó biết được những tấm xương chính là long cốt, bèn thu thập ở khắp nơi, bán cho các hiệu thuốc. Rất nhiều quan viên mắc phải chứng đau buốt do mụn nhọt đều học theo để trị liệu, các thầy thuốc cũng kê cho họ đơn thuốc có sự kết hợp của long cốt. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng, long cốt có các nguyên tố: Canxi cacbonat (CaCO3), canxi phốt-phát (CaPO4), sắt, natri, kali... thúc đẩy đông máu, chủ trị chứng gãy xương và có tác dụng hạ thấp tính thẩm thấu ở thành huyết quản.
Loại long xỉ mà Bản kinh có để cập đến chính là hóa thạch răng của loài tê giác, ngựa 3 móng, loài động vật có vú loại lớn thời cổ đại. Long cốt vị chát, tính lương, có tác dụng trấn kinh, an thần, có thể điều trị chứng sợ gió ở trẻ nhỏ và động kinh ở người lớn, giúp điều trị các chứng tinh thần thất thường, có thể tiêu trừ khí tích tụ trong ổ bụng, tâm tạng dẫn đến các chứng thở gấp, thở dốc, giúp điều trị các chứng bệnh về kinh mạch (tứ chi co rút, vùng lưng và gáy cổ đau ê ẩm, nói không ra lời...), còn có thể giúp loại bỏ những độc tố gây bệnh cho cơ thể. Trong lâm sàng y học hiện đại, long cốt thường được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, động kinh. Điều cần chú ý là: Khi dùng long cốt và long xỉ cho vào thang thuốc phải nấu trước. Nếu muốn an thần, dưỡng dương thì nên sử dụng sống; còn nếu muốn thu sáp sinh cơ nên điều chế trước khi dùng.
Điều trị tinh thần thất thường, mất ngủ, hay ngủ mơ, động kinh, đầu óc quay cuồng, mắt mờ, hồi hộp nôn nóng dẫn đến cáu gắt.
Có tác dụng thúc đẩy đông máu, chủ trị chứng gãy xương và hạ thấp tính thẩm thấu ở thành huyết quản.
Trấn tâm an thần, bình gan dưỡng dương, thu liễm cố sáp, sinh cơ, tiêu trừ mụn nhọt.
Trị chứng ra mồ hôi trộm, suy thận, di tinh, khí hư, kinh nguyệt ra quá nhiều.
Trị chứng tắc kinh ở phụ nữ
Lấy long cốt, ngõa tùng, cảnh thiên, mỗi loại một ít. Cho các vị thuốc trên vào nồi cùng 240ml nước sắc đến khi còn 120ml , lọc bỏ bã, dùng khi ấm.