Hạ khô thảo - Đặc tính, công dụng và phương thuốc trị liệu

517 10/07/2019
Skhoe24h.com - Hạ khô thảo là một vị thuốc hạ phẩm trong Thần nông bản thảo kinh. Chủ trị cơ thể lúc nóng, lúc lạnh, cổ kết hạch bị vỡ gây rò mủ, lở loét, chốc đầu, còn có thể phá bỏ các hạch, trị bướu cổ, chữa chứng tê bì do tà thấp, hơn nữa còn có thể làm cho cơ thể nhanh nhẹn....

HẠ KHÔ THẢO

(Vị thuốc hạ phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)

Hạ khô thảo - Đặc tính, công dụng và phương thuốc trị liệu

Giải thích tên gọi Hạ khô thảo

Hạ khô thảo là loại quả chùm khô của cây hạ khô thảo, loài thực vật họ hoa môi. Cây này thường mọc lá sau tiết Đông chí, nở hoa vào tháng 3 - 4, hạt mọc thành chùm, tháng 5 lại khô héo. Vì thường sinh trưởng vào mùa tuyết gió lạnh, đến mùa hè có tên gọi là hạ khô thảo.

Đặc tính của Hạ khô thảo.

Hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn. Chủ trị cơ thể lúc nóng, lúc lạnh, cổ kết hạch bị vỡ gây rò mủ, lở loét, chốc đầu, còn có thể phá bỏ các hạch, trị bướu cổ, chữa chứng tê bì do tà thấp, hơn nữa còn có thể làm cho cơ thể nhanh nhẹn.

Hạ khô thảo vị cay có thể tán kết khí, vị đắng lại có thể tả hỏa thanh can, cho nên có công dụng giải tích tụ trong gan, làm mát gan sáng mật. Trong lâm sàng, nó được dùng nhiều vào việc chữa trị bệnh tràng nhạc, u bướu..., chữa đau mắt, đau đầu, chóng mặt và tê thấp, phù chân do hỏa nhiệt thượng công gây nên. Ngoài ra, hạ khô thảo còn có công dụng bổ dưỡng huyết mạch, có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện giấc ngủ không sâu do thiếu máu gây nên, sau khi uống có thể ngủ ngon. Hạ khô thảo để lâu dùng làm thuốc, hiệu quả chữa trị càng cao. Đúng như Bản thảo hại lợi có ghi: “Hạ khô thảo vị cay, đắng, tính hàn, giảm hỏa ở can, giải nội nhiệt, tán kết khí, chữa tràng nhạc, mẩn ngứa, u bướu, sưng vú, ung thư vú, đau mắt và chảy nước mắt. Nó cũng có thể tán hỏa vượng của quyết âm”.

Hạ khô thảo ngoài công dụng làm thuốc, nó còn có thể làm thực phẩm.

Lý Thời Trân cho rằng: Nấu mầm non chín, sau đó ngâm cho hết vị đắng, tiếp đó trộn với muối và dầu làm thành món dưa trộn, vị rất ngon. Tuy nhiên, nếu dùng hạ khô thảo trong thời gian dài sẽ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, khi sử dụng cần phải hết sức thận trọng. Nhưng, theo các điển tịch y học ghi chép, hạ khô thảo có chứa các thành phần hữu ích như: Saponin triterpenoid, ursolic acid, rutin, chủ yếu có công dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn.

Khái quát công dụng của Hạ khô thảo

Chữa tràng nhạc, u bướu và đau mắt, đau đầu, chóng mặt, tê thấp phù chân do hỏa nhiệt thượng công gây nên.

Có công dụng bổ dưỡng huyết mạch, có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện giấc ngủ không sâu do thiếu máu gây nên.

Có thể chữa, các chứng bệnh mẩn ngứa, u bướu, sưng vú, ung thư vú, đau mắt và chảy nước mắt.

Phương thuốc trị liệu của Hạ khô thảo (tham khảo)

Trị tràng nhạc lâu ngày đã bị vỡ 

Hạ khô thảo thang: Hạ khô thảo 300g. Cho 240ml nước sắc đến khi còn 70ml, lọc bỏ bã. Nếu bệnh nhân suy nhược gầy yếu, nên cô đặc thành dạng cao. và bôi lên, dùng nhiều sẽ cho kết quả khả quan.

Trị chứng khí hư trắng đỏ ở phụ nữ 

Hoa hạ khô thảo, hái khi nở, phơi khô trong bóng râm rồi nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 10g uống với nước cháo loãng trước khi ăn.

Trị chóng mặt hoa mắt 

Hạ khô thảo (tươi) 100g, đường viên 25g. Chưng cách thủy, uống sau ăn.

Nguồn: Thần Nông bản thảo kinh

Tags: hạ khô thảo, hạ phẩm,



Bài liên quan