Hôi miệng không chỉ khiến cho bản thân trở nên mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh mà còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ răng miệng của bạn gặp vấn đề như: nhiễm trùng răng miệng, loét miệng, có bệnh về lợi... hoặc sức khoẻ có vấn đề, chẳng hạn như mắc bệnh về gan, thận, nhiễm trùng phổi, bệnh tiểu đường hoặc viêm phế quản.
Để chữa trị hôi miệng, sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ cần làm 3 việc sau đây:
a. Chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch sẽ khe nướu.
b. Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa. Nếu sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lệch... thì phải đi bác sĩ chữa trị và sửa chữa những bệnh lý, khiếm khuyết này. Khi bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết được phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.
Hương nhu vị cay, hơi ấm, mùi thơm, không độc; chữa trị được nhiều bệnh, có tác dụng hạ khí, trừ phiền nhiệt, giải cảm nắng. Lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Dùng nước sắc ngậm và súc miệng thường xuyên, không nuốt, nhổ ra ngoài.
Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước (2 lít nước mỗi ngày ) kiêng cữ rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng... và sống một cuộc sống vui tươi thư thái.
Húng chanh chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà... chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp. Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm.
Rau ngò gai còn gọi là mùi tàu, mùi tây, rau ngò tàu... Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, súc họng nhiều lần trong ngày sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị hôi miệng: Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa chlorine dioxide (ClO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. ClO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và có tính diệt khuẩn.
Sưu tầm