44 Mẹo chữa mẩn ngứa và các bệnh ngoài da

1755 26/08/2019
Skhoe24h.com - Thật khó chịu khi bị các bệnh ngoài da. Nhất là mẩn ngứa. Đừng nghĩ bệnh đơn giản tự hết, vì bệnh mẩn ngứa có thể gây nhiễm trùng da nếu không điều trị kịp thời. Hãy tham khảo các mẹo dưới đây để có liệu pháp hợp lý để điều trị....

Mẹo chữa mẩn ngứa bệnh ngoài da

Các cách chứa mẩn ngứa và bệnh ngoài da

1. Chữa mẩn ngứa bằng bèo cái

Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hàng ngày. Dùng trong 2-3 ngày.

2. Chữa mẩn ngứa ở trẻ em - rửa ngoài

Bài 1 : Hoàng bách, kim ngân hoa, xà sàng tử mỗi thứ 9g

Khổ sâm, hoàng liên, phèn chua mỗi thứ 6g

Sắc với 500ml nước, cho thêm lượng nước vừa để rửa chỗ đau, mỗi ngày rửa 2-3 lần.

Bài 2: Sinh địa, giềng răng ngựa, hoàng bách mỗi thứ 20g.

Sắc nước rửa ngoài, dùng trong mẩn ngứa cấp ra nhiều chất dịch

3. Bách bộ chữa mẩn ngứa, mề đay, mũi đỏ

Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tấm rượu, sấy khô.

Rửa sạch củ bách bộ, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tấm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín).

Ít sâu mọt nhưng dễ hút ẩm, mốc, nên sau khi phơi hay sấy khô, nên cất vào chỗ khô tránh ẩm.

Trị mề đay: Bách bộ 29g, bằng sa, hùng hoàng mỗi thứ 8g, sắc nước, rửa.

Trị mũi đỏ: Ngâm Bách bộ trong cồn 95 độ trong 57 ngày, chế thành 50% Tinctura Bách bộ, bôi ngoài ngày 23 lần. 1 tháng là 1 liệu trình.

4. Chữa mẩn ngứa bằng rau húng quế

Lấy lá húng quế tươi, rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên chỗ mẩn ngứa.

5. Chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Bài 1 :Long đản thảo, hoàng linh mỗi thứ 3g. Sinh địa, sa tiền thảo mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần.

Bài 2: Tỳ giải, thạch xương bồ, ích trí nhân, địa phu tử mỗi thứ 5g. Uống ngày một thang, làm hai lần.

Bài 3: Bạch tiên bì, khổ sâm, phòng phong, xác ve mỗi thứ 5g, sắc uống ngày hai lần.

Bài 4: Sa tiền thảo tươi, sinh địa tươi, hoa cúc dại mỗi thứ 5g. Sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần.

Bài 5: Đại táo bỏ hạt, nướng chín rồi cùng với băng phiến, hoàng bách mỗi thứ đều nhau, nghiền thành bột trộn với sữa bôi lên chỗ ngứa.

Bài 6: Cam thạch lò nung, thạch cao nung, xích thạch chỉ. 3 thứ bằng nhau nghiền thành bột rắc lên chỗ đau. Dùng chữa mẩn ngứa ra nhiều dịch.

Bài 7: Trứng gà nấu chín, dùng lòng đỏ trứng, cho vào nồi sấy sém, cô dầu, bôi ngoài chỗ mẩn ngứa.

Bài 8: Đậu phụ khô đốt tồn tính, nghiền bột trộn đều với trà, bôi vào chỗ bị bệnh. Lấy lá mướp đắng và lá mướp lượng vừa đủ, phơi khô, thái vụn, nghiền bột, thêm mật cá trắm, dầu hạt cái vào trộn đều, bôi xát vào vùng nổi cục.

Bài 9: Vỏ ốc, dùng lửa nhỏ đốt luyện, nghiền bột mịn, trộn dầu hạt cái bôi vào. Dùng lá ổi sắc nước bôi vào vùng nối cục.

6. Chữa mẩn ngứa, dị ứng bằng cây lô hội

Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi rửa bằng nước nóng 3-4 lần.

Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng.

Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.

7. Các phương pháp phòng và trị rôm sảy

Cách 1 : Dùng nước ấm, pha thêm chút muối; tùy theo lượng nước nhiều ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh.

Cần chú ý là 10 lít nước chỉ cho khoảng một thìa cà phê muối ăn là đủ.

Nếu chanh và muối quá nhiều sẽ gây xót và bất lợi.

Cách này sau tắm có thể mang lại cảm giác mát khá lâu.

Cách 2: Dùng một, hai quả mướp đắng (khổ qua) tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm.

Cách 3: Dùng một trong các thứ lá sau, vò hoặc giã nát (có thể đun chín) lọc vào nước đc tắm:

Lá sài đất (lộc mui), lá thồm lồm (đuôi tôm), lá khế, lá đơn đỏ (đơn mặt trời), lá đào ăn quả, lá phỏng lửa (cây sống đời - nên đun chín để đỡ mùi hăng), lá bồ công anh (diếp dại), chè xanh.

Nước tắm phòng tránh rôm sảy bao giờ cũng nên có pha chút muối ăn nêu trên.

Muối vừa giúp sát trùng lại góp phần giữ ấm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cảm giác dễ chịu sau tắm lâu hơn so với nước không có muối.

8. Ngứa, mề đay

Dị ứng, hoặc chứng mẩn cám, là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưởng của thời tiết, hoặc những chất lạ xâm nhập từ bên ngoài. Các hiện tượng như nghẹt mũi, sổ mũi, mắt bị ngứa và chảy nước mắt, buồng phổi có cảm giác nóng ran, co thắt... đều là những triệu chứng của dị ứng.

Mỗi ngày uống từ 200mg - 300mg chất Niacin (bày bán chung với các sinh tố trong nhà thuốc tây) sẽ làm các triệu chứng dị ứng giảm đi thấy rất rõ. Nên uống trước khi đi ngủ.

Lá đào tươi 500g thái nhỏ, ngâm vào cồn 500ml trong 24 - 48 giờ.

Lọc bỏ bã, dùng bôi ngày 2-3 lần.

Lá đinh lăng khô 80g, nước 500ml. Sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

9. Dị ứng với bột ngọt

Ra tiệm ăn xong một tô phở, một tô hủ tíu... rồi bắt đầu cảm thấy mỏi nơi cổ, chóng mặt, bần thần, hoặc khát nước cả ngày hôm đó... hãy uống từ 50-100mg sinh tố B6 (Lưu ý: liều lượng B6 trên 50mg không nên dùng thường xuyên, có thể sinh biến chứng.)

Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút uống một viên sinh tố B5 loại 250mg sẽ không bị nghẹt mũi khi nằm ngủ, đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc này tuyệt đối an toàn, có thể dùng mỗi ngày (không tạo biến chứng khi dùng nhiều hoặc dùng thường xuyên).

10. Chữa mẩn ngứa ở trẻ

Thương truật 45g, tùng hương 60g, đại phong tử 150g, ngũ bội tử 15g, khổ sâm, hoàng bách, phòng phong mỗi thứ 45g, bạch tiên bì 15g, hạc phong 60g.

Tất cả nghiền thành bột, dùng hai tờ giấy, đặt lên 6g thuốc cuộn thành điếu. Sau khi châm lửa, xông khói vào chỗ đau mỏi lần 15 phút, dùng trong mẩn ngứa mạn tính.

Một số điều cần tránh

Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vảy hơi dày có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da. Nếu đắp chăn quá dày sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len, mặc áo len.

Không nên dùng kháng sinh hay gây dị ứng, nên thử test cẩn thận trước khi tiêm, hoặc hết sức thận trọng khi dùng đường uống.

11. Chữa ngứa phát ban do phong nhiệt

Thương nhĩ tử, địa phu tử mỗi thứ 6g.

Hoặc dùng:

Bồ công anh 15g, cúc hoa, kim ngân hoa mỗi vị 9g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang.

Có thể dùng lá đơn tướng quân 20g hoặc nhẫn đông đằng, thổ phục linh, thương nhĩ tử mỗi vị 20g. Sắc uống.

12. Các bài chữa mẩn ngứa trẻ bằng ăn uống

Bài 1: Mướp 30g, rửa sạch, thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã uống nước.

Bài 2: Rau sam, rau muống, mỏi thứ 30g nấu canh uống.

Bài 3: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn.

Bài 4: Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn.

Bài 5: Cá chạch tươi luộc bỏ bã, ăn canh.

Bài 6: Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn.

Bài 7. Ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo.

Bài 8: Xích đậu, bí đao lấy vỏ mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên.

Bài 9: Nước chè xanh, nước quá tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.

13. Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn phải các chất lạ, các protein lạ như các loại hải sản, nhộng

Dùng kinh giới 25g, sao vàng sắc uống, kết hợp lấy một ít lá kinh giới sao với cám rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.

Nếu mẩn ngứa do tuần hoàn huyết dịch trì trệ, thêm chỉ xác 12g sắc với kinh giới.

Hoặc có thể dùng:

Lá đơn tướng quân 15g, sài đất, kim ngân hoa mỗi vị 12g. Cỏ nhọ nồi 10g, núc nác 8g, thổ phục linh 15g. Sắc uống.

Trường hợp lở ngứa nổi sần do huyết trệ thêm đan bì, xích thược, quy vĩ mỗi thứ 10g sắc.

14. Chữa mụn nhọt, nấm

Vỏ trứng gà 5 cái, vôi bột chín 15g, cho vào trong vỏ trứng nung chín, tán bột, trộn với dầu vừng bôi.

15. Chữa vết thương té ngã xây sát, chảy nước

Vỏ trứng gà, vỏ trai lượng bằng nhau, nướng thành than, tán bột. Trộn với dầu hạt cải bôi vào chỗ ngứa.

16. Chữa vết thương chảy máu

Vỏ trứng gà tán bột rắc lên.

17. Chữa bệnh ngoài da do thấp nhiệt bằng cây thổ phục linh

Thổ phục linh 24g, kim ngân hoa 18g, sài đất 14g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 14g, hạ khô thảo 14g, cam thảo nam 12g, nhân trần 18g, cúc tần 10g, rễ chanh 10g.

Đổ vào nồi 6 bát nước, đun nhỏ lửa còn lại 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày vào trước bữa ăn. Liều dùng thông thường từ 13-30g dưới dạng thuốc sắc hay cao long hoặc hoàn tán mỗi ngày.

Lưu ý: Không được uống nước trà trong thời gian đang dùng thuốc có vị thổ phục linh.

18. Chữa chân bị nứt, các ngón chân sưng đau

Dùng rễ và cây cà khô nấu nước, ngâm rửa nhiều lần.

19. Chữa chứng vàng da bằng hạt ý dĩ

Lấy rễ bo bo sắc uống thay nước, bệnh rất mau khỏi.

20. Chữa eczema

Số lượng bèo cái tuỳ theo vết chàm to hay nhỏ. Rửa sạch bằng nước thường 3-4 lần. Thêm chút muối, giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema. Thường chỉ đắp 1-2 lần chỗ mầm không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 ngày là khỏi hẳn.

Lá ớt tươi 30g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.

Lá lô hội cắt từng đoạn rồi xé mỏng, áp vào da. Bôi nhựa lô hội vào chỗ bị chàm. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên dạ non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.

Lưu ý:Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.

21. Chữa ghẻ bằng thuốc nam

Vỏ trắng cây xoan 50g thái mỏng, sao giòn. Quả bồ kết 50g bỏ hạt, sao giòn. Hai vị tán bột. rây mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc 100ml thành cao sền sệt, bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.

Về nước tắm: Có thể chọn 1-3 loại trong các thứ lá: lim, xà cừ, xoan, xoan leo, ba chạc, cỏ lào, cúc tần, bồ giác.

Cho lá vào nồi đun sôi, thêm 20g phèn chua, để nguội, dùng nước này tắm. Không chà xát vùng ghẻ để khỏi gây xước da chảy máu, dễ nhiễm trùng. Ghé nhiễm trùng hoặc bị gãi xước da. không được dùng lá lim, lá xà cừ, lá xoan để tránh ngộ độc.

Ngoài việc tắm nước lá, bệnh nhân phải luộc, ngâm quần áo, chăn chiếu khi thay giật và dùng thuốc bôi:

Bài 1: Rẻ, cành, lá kiến cò 20g, rẻ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml.

Các vị thuốc cát ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm hỏng tâm rượu thuốc bôi lên chỗ ghé ngày 2 lần.

Bài 2: Hạt máu chó 50g, dầu vừng 100ml (có thể lấy dầu lạc). Lấy hạt máu chó giã nát, cho vào dầu đun sôi 15 phút để nguội, ngày bôi 1 đến 2 lần lên chỗ ghẻ.

Bài 3: Lá hẹ 100g, lưu huỳnh 25g (tán mịn). Lá hẹ băm nhỏ, sao với ít dầu thực vật, khi chín tới cho bột lưu huỳnh vào đảo đều, lấy vải gói kỹ, chà xát nơi bị ghẻ.

22. Chữa nấm da trâu bằng rau quả

Bài 1: Lá mướp lượng vừa đủ, rửa sạch, để róc nước, giã nát, xát lên chỗ bị.

Ngày 1 lần, 7 lần là một liệu trình. Hạn chế dùng nước rửa ở chỗ nấm. Nói chung, điều trị 2 - 3 liệu trình sẽ thấy rõ hiệu quả.

Bài 2: Vỏ quả thạch lựu tươi lượng vừa đủ, một chút phèn chua rửa sạch, thái mỏng các miếng thạch lựu. Dùng miếng đó chấm vào phèn chua đã nghiền thành bột mịn xát lên chỗ bị bệnh, ngày 2 - 3 lần, liên tục xát 10 -15 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Bài 3:Táo tàu 30 quả, thổ phục linh 30g. nấu với hai bát nước sắc còn nửa bát, uống hết trong ngày. Uống liền nửa tháng sẽ thấy rõ hiệu quả.

Bài 4: Hạt quả nhãn (cạo bỏ vỏ đen ngoài) mấy hạt, nghiền thành bột mịn, hoà trộn vào giấm ta vẫn ăn, lấy bông nhúng vào thuốc xát bôi lên chỗ bị nặng 3 - 4 lần. Xát 15 ngày liền sẽ thấy rõ hiệu quá. 

Bài 5: Ô mai 60g, khổ sâm 100g, giấm ăn lượng vừa đủ.

Ngâm ô mai và khổ sâm trong giấm 7-10 ngày, dùng bông nhúng vào thuốc bôi lên chỗ nấm, ngày 2 - 3 lần. Bôi liền 15 ngày thấy rõ hiệu quả.

23. Chữa phong ngứa bằng quả khế

Dùng vỏ cây khế nấu nước rửa, hay dùng lá khế vò xát vào.

Chữa vàng da, bệnh ngoài da bằng cây khoai lang

Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Đắp mụn nhọt: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.

Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Ngứa lở âm nang: Sắc lá rau lang với ít muối, ngâm rửa hàng ngày vào buổi tối.

Bóng: Lá khoai tươi rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.

25. Khử ngứa ở tay

Bạn hơ tay trên lửa hoặc dùng nước ấm rửa sạch tay. Bạn cũng có thể dùng nước gừng sống xoa nhẹ vào tay, cảm giác ngứa sẽ hết. Nếu quá ngứa, bạn có thể dùng sữa bò, nước cam hay trứng tươi rửa tay.

26. Phòng và chữa nước ăn chân bằng lá lốt

Muốn đề phòng nước ăn chân, trước hết chúng ta cần chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển.

Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt.

Khi thấy các kẽ ngón chân bị ngứa đó, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bán có thể làm xây xước chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm.

Có thể nấu ngay một số lá để ngâm rửa chân sẽ đỡ ngứa và ngăn chặn được bệnh không phát triển, như:

Nấu nước lá lốt xông chân, rồi ngâm rửa chân. Nấu nước kim ngân đặc rửa chân. Lấy búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

Dùng nước lá trầu không và phèn chua

Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Rắc thuốc bột phèn chua, hoàng đằng:

Lấy 20g phèn chua, 100g hoàng đằng. Đê phèn chua lên một mánh sắt, đun cho phèn chay ra cho đến khi thấy phèn trắng khô, đem ra tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ bột, để vào lọ sạch, nút kín. Khi bị nước ăn chân lấy bột này rắc vào các kẽ ngón chân bị ngứa loét.

27. Chữa chứng giời leo

- Lấy 1 ít gạo tẻ giã cho nát mịn, dùng nước vo gạo hay nước cơm hoà đặc sền sệt đắp lên vết giời leo. Thấy khô lại tẩm nước vo gạo lên cho ướt.

Lấy 1 vốc đậu xanh giã thật mịn, trộn với nước vo gạo cho đặc sền sệt đắp lên vết thương. Hễ khô lại tẩm nước vo gạo.

Dùng lá hoặc hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm). Tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3 - 4 lần.

28. Hắc lào, nấm tổ đỉa chân

Lá đào tươi giã nát vắt lấy nước, dầu dừa vừa đủ, trộn đều để bồi.

Lá ô môi để tươi, rửa sạch, giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, làm vài lần là khỏi. Có thể chế rượu lá ô môi với tỷ lệ 1/5 để bôi (dùng rượu 25-30 độ).

- Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

29. Chữa viêm da, mụn trứng cá, cầm máu, làm lành vết thương

Nghiền rau sam tươi thành nước sền sệt, đắp lên chỗ da ngứa, ghẻ, mụn trứng cá, kết quả rất khả quan. Đặc biệt, rau sam to ra đặc hiệu với các bệnh viêm da do dị ứng có tính di truyền.

Thậm chí. rất nhiều người tin dùng rau sam làm sạch da mặt và ngăn ngừa mụn trứng cá khi áp dụng cách pha chế sau: pha 70cc trà sam với 30cc cồn và 20cc glixerin.

Đối với các vết thương nhẹ, các chấn thương ở xương, ta có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, hay đắp lá tươi giã nhuyễn, hoặc sắc nước sam đặc để uống. Nếu là các vết thương ngoài thì có thể bôi rượu rau sam.

30. Chữa bệnh vẩy nến bằng lá ớt

Lá ớt cay 1 nắm, tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 chén, lá sống đời 7-9 lá, thiên niên kiện: 300g.

Cho tất cả vào nồi với 2 lít nước đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm thì khỏi.

31. Chữa da lở ngứa, bệnh tổ đỉa ngứa giữa lòng bàn tay, lở loét do giang mai bằng cây núc nắc

Vỏ núc nắc, khúc khắc, mỗi vị 30g. Sắc nước uống trong ngày.

32. Chữa giang mai, lở loét hay nổi nhọt

Lấy vỏ cây gạo tươi bó lớp vỏ thô 80g, khúc khắc 50g, lá xấu hổ (trinh nữ) 30g, bồ cu ve 30g, bồ kết 10g, lá thầu dầu tía (đu đủ tía) 10g, lá cà độc dược 10g.

Ngày sắc một thang chia ra uống trong 2 ngày (theo Bách gia trân tàng của Lãn ông). Kiêng rượu và các chất cay nóng khi dùng thuốc.

33. Chữa lang ben trắng

Dùng 1 chén dầu vừng hòa với rượu uống ngày 3 lần, uống đến khi khỏi.

34. Chữa nấm ngoài da

Nhân Bạch quá, lượng vừa phải cắt lát, xát vào chỗ da bị nấm.

35. Chữa vàng da do thấp nhiệt

Đơn buốt nắm lá 30-60g, hoặc phối hợp với 30­ - 60g đại táo. Sắc nước uống.

36. Nẻ da do lạnh

Hạt trám đốt thành tro, trộn với mỡ lợn bôi.

37. Chữa chai chân

Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gân bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thầy thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).

38. Chữa ẩm ngứa do mồ hôi bằng sắn dây

Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hòa thạch 20g

Trộn đều, tán nhỏ, rắc những nơi ẩm ngứa.

39. Chữa chứng khô ráo, nứt nẻ

Bột nhẹ 12g, định phấn (bột chì) 12g, mật đà tăng 9g. Tán 3 vị thuốc trên thành bột mịn. Lấy hạt nhân trắng trong tạo giác tử rồi dùng nước tương thủy (nước cất), ngâm nở mềm thành dạng cao.

Sau đó dùng cao ngâm này trộn đều với bột thuốc đã tán mịn, thấy đặc sệt thành cao là được. Cất dùng dần. Hàng ngày lấy cao này bôi lên vết nẻ nứt một lớp móng. Ba vị thuốc trên hợp lại tác dụng tốt cho thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, chữa da dẻ ghẻ lở, nấm.

Xuyên tiêu 10-15g. Sắc, nấu lấy nước để dùng ngâm chân tay ngày 2 lần.

Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Không có tủy não lợn, dê thì có thể thay thế bằng mỡ lợn.

Ngoài ra, xuyên tiêu lại hoãn giải được đau nhói, còn túy não lợn hay dê hoặc mỡ làm tươi nhuận da.

40. Phòng chống bệnh rubella

Bài 1: Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, kinh giới, bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi thứ 6g, đậu xị 4g, cam thảo 4g, lô căn 15g, sắc uống.

Liều lượng này dùng cho trẻ nhỏ, tùy theo lứa tuổi có thể tăng thêm cho hợp lý.

Nếu sốt cao, thêm thạch cao 20g, tri mẫu 9g.

Ban nổi có sắc đỏ thêm đan bì 10g, xích thược 10g;

Hạch nổi sưng to thêm hạ khô thảo 10g, côn bố 10g;

Chảy máu cam thêm bạch mao căn 10g, hoàng cầm 10g;

Ngực đầy tức khó chịu thêm chi tứ (sao đen) 10g.

Bài 2: Kim ngân hoa 8g, liên kiều 8g, kinh giới tuệ, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi thứ 5g, bạc hà 4g, trúc diệp 4g, cát căn 6g, thăng ma 6g, cam thảo 8g, sắc uống.

Nếu sốt cao, môi khô miệng khát thì gia thêm sinh thạch cao 15g, sài hồ 6g;

Hầu họng sưng đỏ đau thì gia bán lam căn 10g, thuyền thoái 3g, huyền sâm 6g, xạ can 6g;

Ngứa nhiều gia câu đằng 6g, địa phu tử 6g;

Ban nối sắc nhạt gia phòng phong 6g; mắt đó gia hoàng cầm 6g, cúc hoa 10g;

Ho ít đờm gia tiền hồ 6g, tang diệp 6g, hạnh nhân 6g;

Hạch sưng to gia hạ khô thảo 10g, bối mẫu 6g.

Bài 3: Kim ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, phòng phong mỗi thứ 10g, trúc diệp, bạc hà, cát cánh, cam thảo mỗi thứ 6g, sắc uống.

Nếu ho nhiều thì gia thêm hạnh nhân; sốt cao gia cương tàm, đan bì;

Ngứa nhiều gia thuyền thoái; đại tiện táo gia qua lâu nhân;

41. Các bài chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y

Bài 1:Dùng một nắm nhỏ lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ đắp vào tổn thương, sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.

Bài 2: Khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20 phút, ngày ngâm 2 lần.

Bài 3: Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm trùng, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói trong vải móng, sạch) tấm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.

Bài 4: Xông khói thương truật: Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy đỏ, khi khói thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.

Bài 5: Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g, sao khô. Sắc nước uống hàng ngày.

42. Nấm ăn chân, ghẻ

Lấy lá đào tươi giã nát, đắp.

Lá cúc tần tươi (20-40g) rửa sạch, nấu nước tắm.

Lấy bã xát mạnh vào nốt ghẻ. Độ 2-3 lần là khỏi

43. Nứt môi, lở mép

Trám xanh sao, tán bột. trộn mỡ lợn đc bôi.

44. Chữa bệnh chàm bằng ớt

Lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa, hai thứ giã nhỏ. Lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối.

Nguồn: 365 Mẹo vặt dân gian.

Tags: mẩn ngứa, ngoài da, bệnh ngoài da,



Bài liên quan