(Vị thuốc thượng phẩm trong Thần nông bản thảo kinh)
Đại táo ở đây tức là quả táo đã được phơi khô, còn gọi là táo đỏ, táo khô, hạt táo. Thường thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín, phơi khô, rễ và vỏ cây táo cũng có thể được dùng làm thuốc. Đại táo rửa sạch, phơi khô rồi đập vỡ ra hoặc bỏ hạt đi để dùng.
Bản kinh có viết: Đại táo, vị ngọt, tính bình, không độc. Công dụng chính là trừ tà khí ở nội tạng, bình vị khí, dưỡng tỳ khí, thông cửu khiếu, bổ trợ 12 kinh, bồi bổ cơ thể, tiêu trừ uất ức, phiền muộn sợ hãi, giảm bớt các chứng bệnh tứ chi nặng nề. Sử dụng đại táo lâu dài có thể giúp bổ trung ích khí, giảm triệu chứng tức ngực, giúp cho thân thể thư thái, kéo dài tuổi thọ.
Trong Bản thảo cương mục có ghi chép cách làm táo khô: Đầu tiên rửa sạch tạp chất bám trên bề mặt, trải táo đều lên nong lót bằng lá nấm (lá cây niễng, hoặc bằng giấy bạc). Sau khi phơi khô ban ngày và phơi sương ban đêm, loại bỏ những quả giập nát, gom những quả phơi khô còn lại vào. Táo phơi khô thái lát gọi là mứt táo, sau khi luộc chín ép lấy nước gọi là cao táo. Táo hấp chín gọi là keo táo, cho thêm ít dầu mè hấp lên màu sắc sẽ bóng đẹp hơn. Sau khi táo keo được giã nát phơi khô sẽ thành dầu táo. Cách làm dầu táo như sau: Chọn táo khô, chín đỏ, mềm cho vào nồi, thêm nước xăm xắp bằng mặt là được, đun sôi rồi vớt táo ra, cho vào trong chậu nghiền nhỏ dùng vải bọc lại vặn lấy nước, rồi đổ lên trên mâm phơi khô, khi thấy hình dạng giống như dầu tảng thì cạo nhỏ và cất trữ. Mỗi lần lấy thìa cho vào trong bát canh và uống. Có vị chua ngọt, dùng để trộn với bột gạo, có công dụng giải khát, ích tỳ, vị.
Vì đại táo có vị ngọt, cho nên những người bị bệnh xỉ, trẻ nhỏ bị chứng bụng ỏng da vàng, người bị giun sán không nên sử dụng, những người bị trướng bụng cũng không nên ăn, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều, Đại táo kỵ ăn cùng với hành, nếu không sẽ khiến cho ngũ tạng rối loạn; cũng không thể ăn cùng với cá, nếu không sẽ bị đau bụng quằn quại, đau mạng sườn. Trong Bản thảo cương mục có ghi chép: Nhiều người khi hấp đại táo để ăn đều thích ăn lẫn với đường hoặc mật. Điều này là không đúng, bởi vì nếu ăn như vậy trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hư tỳ, tạo điều kiện cho thấp nhiệt phát triển. Ngoài ra, việc ăn đại táo quá nhiều còn làm cho răng bị sâu.
Tiêu trừ uất ức, phiền muộn, sợ hãi.
Trừ tà khí trong người, bình vị khí, dưỡng tỳ khí, thông cửu khiếu.
Bồi bổ cơ thể.
Giảm chứng bệnh tứ chi nặng nề.
Điều hòa vị khí
Táo khô bỏ hạt, nướng với lửa nhỏ, nghiền nát, cho thêm chút bột gừng tươi, uống với nước sôi.
Trị chứng nôn mửa, ợ chua
Cho 1 quả đại táo bỏ hạt và 1 con ban miêu bỏ đầu và cánh cùng ninh chín. Sau đó bỏ con ban miêu đi và uống lúc còn nóng khi bụng đói.
Trị sau thương hàn, miệng khô họng đau
Đại táo 20 quả, ô mai 10 quả. Tất cả giã nát, cho thêm mật ong nặn thành viên bằng hạt ngô, ngậm trong miệng rồi nuốt lấy nước có hiệu quả rất tốt.
Trị đại tiện phân khô
Lấy 1 quả đại táo bỏ hạt, cho thêm calomel (Hg2Cl2) 1,5g, ninh chín rồi uống nước canh táo.
Trị chứng phiền muộn, mất ngủ
Đại táo 14 quả, hành trắng 7 cọng. Cho thêm 3lít nước vào hỗn hợp trên sắc thành 1 lít, uống 1 lần.
Trị tai điếc, nghẹt mũi
Đại táo (bỏ vỏ và hạt) 15 quả, thầu dầu (bỏ vỏ) 300 hạt. Hỗn hợp trên giã nát, dùng bông cuộn lại nhét vào tai, mũi, 1 ngày 1 lần. Sau hơn 1 tháng, có thể nghe thấy và phân biệt được mùi hương. Đầu tiên chữa tai, sau đó mới đến mũi, không thể kết hợp cả hai cùng một lúc.
Trị vết thương lở loét lâu ngày
Cao táo nấu với 3 lít nước, lấy nước rửa vết loét nhiều lần.
Trị ho khan
Lấy 20 quả đại táo, bỏ hạt; lấy 125g bơ đun trong lửa nhỏ. Sau đó cho thịt táo vào đun đến khi dính hết bơ vào táo thì lấy táo ra cất trữ. Thường xuyên ngậm 1 quả, từ từ nuốt lấy nước.