Bia được chế biến từ ngũ cốc lên men, do nó chứa nhiều vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác cho nên nó có nhiệt lượng nhất định.
Bia đặc biệt là bia đen có thể làm giảm 50% tỉ lệ phát bệnh xơ cứng động mạch và đục thủy tinh thể, có tác dụng chống đỡ bệnh tim.
Những người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi thích uống bia có thể giảm tỉ lệ mắc chứng loãng xương do tuổi già. Mật độ chất xương có liên quan chặt chẽ tới lượng hấp thu silic, mà trong bia lại chứa nhiều silic, cho nên uống bia thường xuyên sẽ làm cho xương chắc khỏe.
Sau khi uống một lượng bia nhất định, người trông sẽ đẹp và hấp dẫn hơn, người con trai sẽ phát hiện thấy trước mắt mình là những cô gái đẹp, còn người phụ nữ sẽ thấy trước mắt mình là người đàn ông tuấn tú. Đó là hiện tượng "say bia".
Những người dùng thích hợp: Người khỏe mạnh bình thường đều có thể uống được.
Lượng dùng: Mỗi ngày khoảng 300ml, nhiều nhất không quá 2 lít.
Chú ý: Bia cuối cùng vẫn là rượu, uống nhiều vào dạ dày đường ruột, hấp thu vào máu sẽ hại cho sức khỏe, vì vậy không nên uống quá nhiều bia.
Uống bia vừa phải sẽ ngon miệng và có lợi cho việc hấp thu dinh dưỡng. Không nên uống, mỗi ngày nhiều nhất không quá 2 lít, uống bia vào buổi chiều là tốt nhất. Bia có nồng độ khoảng 5° - 10° là thích hợp, cao nhất không quá 20°, thấp nhất là 5°, không nên uống cùng với rượu mạnh, để tránh hấp thu quá nhiều rượu cồn.
Uống quá nhiều bia sẽ gây ra béo phì (béo bụng) và ảnh hưởng tới gan, sinh đẻ... thậm chí còn dẫn đến bị ung thư.
Những người bị viêm dạ dày, bệnh gan, gút, tiểu đường, bệnh tim, sỏi đường tiết niệu và bệnh viêm loét không nên uống bia.
Trong thời gian uống thuốc không nên uống bia, không nên dùng bia để uống thuốc, vì bia sẽ ảnh hưởng đến phân giải và hấp thu thuốc.
Vitamin
Vitamin B1: 0,2mg; Vitamin B2: 0,06mg; Vitamin B6: 0,05mg; Vitamin B12: 0,1µg; Axit pantothenic: 0,08mg; Niacin: 1mg; Axit folic: 7µg;
Chất khoáng
Canxi: 4mg; Sắt: 0,3mg; Phốt pho: 15mg; Natri: 2,5mg; Ma-giê: 7mg; Kẽm: 0,01mg;