Khi nấu nướng thức ăn cho thêm chút giấm sẽ làm tăng mùi vị tươi, ngọt, thơm ngon. Khi xào nấu thức ăn cho thêm chút giấm không chỉ làm cho thức ăn giòn mểm ngon miệng mà còn khử mùi tanh hôi, và còn giữ được các chất dinh dưỡng. Giấm còn có tác dụng làm cho xương gà, xương cá mềm ra, thúc đẩy việc hấp thu canxi.
Giấm có thể khai vị, thúc đẩy nước bọt và dịch vị tiết ra, giúp cho tiêu hóa, hấp thu, kích thích ăn uống.
Giấm có tác dụng diệt khuẩn và hạn chế vi khuẩn rất tốt, có thể đề phòng được bệnh đường ruột, bệnh cảm cúm và bệnh đường hô hấp.
Giấm có thể làm mềm mạch máu, giảm cholesterol, là phương thuốc rất tốt cho bệnh nhân bệnh máu tim như huyết áp cao.
Giấm có tác dụng bảo vệ da, tóc. Y học cổ đại Trung Quốc đã dùng giấm làm thuốc giấm có tác dụng mọc tóc, làm đẹp da, hạ huyết áp và giảm béo.
Giấm có thể chữa mệt mỏi, chữa mất ngủ và giảm say tàu xe.
Giấm còn có thể làm giảm nồng độ cồn trong máu và đường ruột, có tác dụng giải rượu.
Những người dùng thích hợp: Tất cả mọi người đều có thể ăn được.
Lương dùng: Mỗi lần 5 - 20ml.
Chú ý: Sau khi ăn những thức ăn có nhiều giấm phải xúc miệng ngay để bảo vệ răng.
Khi đang uống thuốc kháng sinh, sunphamit, thuốc có tính kiềm, thuốc đông y thì không nên ăn giấm. Những người bị viêm loét dạ dày và dịch vị quá nhiều thì không nên ăn giấm, nếu không bệnh sẽ nặng hơn.
Ăn quá nhiều giấm sẽ mất canxi.
Vitamin
Vitamin B1: 0,03mg; Vitamin B2: 0,05mg; Vitamin B6: 0,02mg; Vitamin B12: 0,1µg; Axit pantothenic: 0,08mg; Niacin: 0,7mg;
Chất khoáng
Canxi: 17mg; Sắt: 6mg; Phốt pho: 96mg; Kali: 351mg; Natri: 262,1mg; Đồng: 0,04mg; Ma-giê: 13mg; Kẽm: 1,25mg; Selen: 2,43µg