Chất dinh dưỡng trong Vừng

960 12/04/2019
Skhoe24h.com - Vừng vừa dùng để ăn vừa dùng để ép dầu. Vừng có 2 loại: trắng và đen. Vừng trắng ăn tốt hơn còn vừng đen thì dùng làm thuốc tốt hơn. Ngày xưa, ở Trung Quốc các nhà dưỡng sinh đã đánh giá rất cao về vừng. Trong cuộc sống hằng ngày mọi người phần lớn là ăn vừng đã chế biến, dầu vừng, dầu thơm....

VỪNG (dầu vừng, dầu thơm)

Chất dinh dưỡng trong vừng

Công dụng của Vừng

Vừng ép dầu không chỉ có mùi thơm phức, mà còn kích thích ăn uống, có lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Gần 70% vitamin E trong vừng có tác dụng chống ôxy hóa, có thể bảo vệ gan, tim, chống suy lão.

Vừng đen chứa nhiều biotin, có tác dụng chống chữa rụng tóc do ốm yếu, già sớm, và cũng có tác dụng nhất định trong việc điều trị các bệnh gây ra rụng tóc. Ăn vừng thường xuyên sẽ tăng tính đàn hồi cho da.

Cứ 100g dầu vừng thì chứa tói 48mg sắt, cao gấp đôi gan lợn, gấp 7 lần lòng đỏ trứng gà. Ăn thường xuyên không chỉ điều chỉnh được thói quen ăn uống chỉ thích ăn một thứ thức ăn mà còn cải thiện và đề phòng được thiếu máu do thiếu sắt.

Hàm lượng canxi trong dầu vừng cao hơn nhiều so với các loại rau và đậu, chỉ đứng sau có tôm moi, ăn thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của xương và răng.

Vừng có tác dụng nhuận tràng và chống ung thư.

Những người dùng thích hợp: Già trẻ đều ăn được.

Lượng dùng: Mỗi ngày 10 - 20g.

Chú ý: Lớp ngoài nhân vừng là một lớp màng hơi cứng, phải nghiền nát ra thì cơ thể mới hấp thu được dinh dưỡng, cho nên vừng nguyên hạt phải gia công xong mới ăn.

Khi ăn vừng không nên rang cháy.

Chất dinh dưỡng trong vừng

Vitamin

Vitamin A: 32µg; Vitamin B1: 0,24mg; Vitamin B2: 0,2mg; Vitamin E: 38,28mg; Niacin: 6,7mg; Caroten: 0,19mg; Biotin: 110µg

Chất khoáng

Canxi: 946mg; Sắt: 10,1mg; Phốt pho: 530mg; Kali: 140mg; Natri: 8,2mg; Đồng: 1,41mg; Ma-giê: 202mg; Kẽm: 6,24mg; Selen: 4,06µg


Tags: Vừng, dầu vừng, dầu thơm, gia vị,



Bài liên quan