Ăn đường trắng hợp lí sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi, nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.
Đường phèn dưỡng âm, nhuận phổi, chống ho, có tác dụng chữa phổi nóng ho nhiều, ho khan không đờm và ho khạc ra máu...
Đường đỏ tuy có tạp chất nhưng lại giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Nó có tác dụng ích khí, bổ huyết, trợ tì, tiêu hóa thức ăn và còn có tác dụng chống lạnh, chống đau. Cho nên phụ nữ bị đau bụng kinh hoặc sau khi đẻ uống một chút nước đường đỏ sẽ có hiệu quả rõ rệt. Đường đỏ có tác dụng bồi bổ, hỗ trợ điều trị cho những người già ốm yếu nhất là những người bị bệnh nặng. Ngoài ra đường đỏ còn có tác dụng nhất định trong việc chữa xơ cứng động mạch và không sợ sinh ra bệnh sâu răng.
Những người dùng thích hợp:
Trừ người bị tiểu đường ra, còn tất cả mọi người đều ăn được.
Lượng dùng: Mỗi ngày không quá 30g.
Chú ý: Sau khi ăn đường phải súc miệng hoặc đánh răng ngay để tránh bị sâu răng.
Đường để lâu ngày không nên ăn sống, phải đun sôi rồi mới ăn. Không nên ăn nhiều.
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường.
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đường trắng. Sản phụ nên dùng đường đỏ, nhưng không nên để quá lâu, thường nửa tháng là tốt nhất.
Người già nóng trong không nên ăn nhiều.
Chất khoáng
Canxi: 6mg; Sắt: 0,2mg; Phốt pho: 3mg; Kali: 131mg; Natri: 1,4mg; Đồng: 0,02mg; Ma-giê: 2mg; Kẽm: 0,03mg; Selen: 0,38µg