TÊN KHÁC
Cỏ đuôi công, Cỏ dùi trống, Văn tinh thảo, Đái tinh thảo.
TÊN KHOA HỌC
Eriocaulon sexangulare L.
THỔ SẢN
Trung Quốc và Việt Nam cây thường mọc nhiều ở nơi đất ruộng ẩm ướt.
BỘ PHẬN DÙNG
Hoa và cuống hoa. Cán mang hoa phơi, sấy khô. Cụm hoa có cán dài gọi là Cốc tinh hoa, nếu chỉ dùng hoa bỏ cán đi gọi là Cốc tinh châu.
TÍNH VỊ - QUY KINH
Vị cay, ngọt tính hơi ôn. Vào 2 kinh can và vị.
Khứ phong, thanh nhiệt, sáng mắt. Dùng chữa các chứng do phong nhiệt mà mắt đau, mắt màng mộng, nhức răng, chữa nhức đầu, sốt, thông tiểu tiện.
Sách Bản thảo cầu chân - Hoàng Cung Tú ghi: Cốc tinh thảo vào kinh Túc quyết âm can và Túc dương minh vị cho nên chữa các chứng cam ám mục, thanh manh hậu đậu, mắt có màng.
Sách Bản thảo cương mục Lý Thời Trần ghi: Cốc tinh thảo chữa được chứng đầu phong, nhức đầu đau mắt, mắt thanh manh, quáng gồ, mộng thịt, sau khi lên đậu độc vào mắt sinh màng, tính nó cầm máu.
Sách Bản thảo đồ giải - Lý Sĩ Tài ghi: Cốc tinh thảo chuyên nhập vào kinh Dương minh nên làm cho sáng mắt, tan màng mộng công hiệu tương tự Cúc hoa vậy.
KIỂNG KỴ
Không có phong nhiệt cấm dùng, Kỵ đồ sắt.
Ngày dùng từ 6-10g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
1. Bài "Minh mục phương" chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc: Cốc tinh thảo, Phòng phong, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.
2. Nhức đầu một bên hoặc chính giữa dầu: Dùng Cốc tinh thảo 40g tán bột hồ với bột miến trứng phết lên giấy dán vào chỗ đau, khô thay miếng khác.
3. Chảy máu cam không cầm dùng Cốc tinh thảo tán bột uống với nước miến. Mỗi lẫn 8g.
4. Chữa chứng đau đầu: Cốc tinh thảo 10g tán nhỏ trộn với hồ dán vào nơi đau.
5. Trị lợi răng sưng đau: Cốc tinh thảo 20g sắc uống.
6. Chữa trẻ em trúng thử, thổ tả, phiền khát: Dùng Cốc tinh thảo đốt tồn tính, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 2g với nước cơm.