Nhân sâm không phải là thuốc cải tử hoàn sinh

1091 21/12/2018
Skhoe24h.com - Ví dụ trong sách y cổ đại có nói: nhân sâm là thuốc đại bổ. Vì thế có thầy thuốc đã xem nhân sâm như một loại thuốc vạn linh, nhất nhất đều dùng nhân sâm. Nhưng Từ Đại Xuân cảnh báo rằng: Nhân sâm không phải là thuốc cải tử hoàn sinh...

NHÂN SÂM

Nhân sâm không phải thuốc cải tử hoàn sinh

Thời đại Từ Đại Xuân còn sống, nói chung các thầy thuốc chỉ kê đơn chữa bệnh, ít người đọc các y điển cổ đại, càng không thể nói nghiên cứu lý luận sâu sắc. Từ Đại Xuân sau khi học tập nghiên cứu các y điển rất tâm đắc, vì thế ông đã viết một bài về “Hành y thán” để lớn tiếng cảnh báo.

“Trên đời này rất nhiều người hành y không thèm đọc sách, tùy ý khám chữa bệnh, rất nhiều bệnh nhân vì thế mà chết oan. Những thầy lang này chỉ nhớ được vài vị thuốc đã dùng nó để chữa bệnh, chữa không xong cũng không quan tâm gì đến nó nữa. Nếu chữa không khỏi thì nói: “Thuốc không sai, vì bệnh nan y”. Họ đã “tiễn đưa” rất nhiều sinh mệnh, nhưng chẳng có tội tình gì cả, ngược lại còn nhận tiền thù lao”.

Đồng thời với việc phê phán các thầy lang, Từ Đại Xuân đã khổ công nghiên cứu tìm đọc các y điển cổ đại. Đối với các y điển cổ đại ông rất quý trọng nhưng không phải rập khuôn máy móc, mà là từ trong đó tiếp thu những tinh hoa, vứt bỏ những sai lầm thiếu sót, tạo ra cho mình con đường riêng.

Ví dụ trong sách y cổ đại có nói: nhân sâm là thuốc đại bổ. Vì thế có thầy thuốc đã xem nhân sâm như một loại thuốc vạn linh, nhất nhất đều dùng nhân sâm. Nhưng Từ Đại Xuân cảnh báo rằng: “Nhân sâm không phải là thuốc cải tử hoàn sinh; một số người bệnh suy nhược cơ thể thì dùng được, nhưng một số người bệnh cũng suy nhược cơ thể lại dùng không thích hợp. Vì vậy phải dựa vào tình hình thực tế để sử dụng, nếu không rất dễ xảy ra sai lầm chết người”.

Một lần, có một người mắc bệnh sốt cao (ngày nay gọi là viêm não cấp) tình hình bệnh rất nguy cấp, bệnh nhân sốt cao, mê man, bí đái, không phân biệt được người thân, và cũng không nói được.

Sau khi Từ Đại Xuân khám xong cảm thấy tình hình rất khẩn cấp, nếu không cấp cứu kịp bệnh nhân sẽ có thể ra nhiều mồ hôi mà chết, vì thế ông cho dùng thuốc bổ khí ôn dương nhân sâm cho bệnh nhân uống. Một lúc sau bệnh nhân tỉnh trở lại nhưng vẫn không nhận ra người thân, vẫn không nói được. Từ Đại Xuân nói với vợ của bệnh nhân: “Bệnh nhân đã vượt qua hiểm nghèo rồi, bà đừng lo. Chờ khi nào bệnh nhân nhận ra người, nói được thì gọi tôi”.

Ba ngày sau, bệnh nhân nhận ra người thân và nói được, bà vợ của bệnh nhân rất vui sướng. Vừa lúc đó có một vị thầy thuốc đi qua, vợ bệnh nhân bèn mời ông ta xem giúp bệnh cho chồng. Sau khi bắt mạch xong và xem thuốc mà Từ Đại Xuân kê trong đơn, ông cho rằng thuốc Từ Đại Xuân kê rất tốt, không ngại gì cả, cứ thế uống thêm một thang nữa. Bà vợ của bệnh nhân cảm thấy có lý nên tiếp tục sắc thuốc cho chồng.

Vừa lúc bà đang định cho chồng uống thuốc, sực nhớ lại lời dặn của Từ Đại Xuân lúc ra về, bèn bảo người đi mời Từ Đại Xuân đến. Từ Đại Xuân khám lại bệnh một lần nữa rồi nói với bà: “Dương khí của bệnh nhân đã hồi phục nhưng tà hỏa còn rất mạnh, âm khí bị tổn hại có nguy cơ suy nhược. Nếu vẫn uống sâm thang có thể phát sinh tai biến. Bây giờ cần ăn dưa hấu để giải nhiệt, bà đi mua một ít dưa hấu cho bệnh nhân ăn. Tôi kê thêm một số vị thuốc giải nhiệt dưỡng vị cho ông ấy uống sẽ không có việc gì xảy ra nữa".

Quả nhiên, bệnh nhân sau khi ăn dưa hấu và uống thuốc đã khỏi dần và cuối cùng hết bệnh.

Những câu chuyện Trung Hoa xưa: Danh y

Tags: Nhân Sâm, Từ Dại Xuân,



Bài liên quan