Muốn trị bệnh cho trẻ em phải là người am hiểm

1056 14/12/2018
Skhoe24h.com - Tiền Ất chữa bệnh cho trẻ em, bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc là “chữa trị một cách linh hoạt". Ông cho rằng cơ thể trẻ em có đặc điểm riêng của nó, vì vậy khi khám bệnh phải dựa vào đặc điểm của nó để chữa trị một cách linh hoạt, không nên rập khuôn theo các bài thuốc cổ. Khi kê đơn cần áp dụng n...

Bệnh của trẻ em phải chữa trị một cách linh hoạt

Chữa bệnh cho trẻ em

Tiền Ất chữa bệnh cho trẻ em, bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc là “chữa trị một cách linh hoạt". Ông cho rằng cơ thể trẻ em có đặc điểm riêng của nó, vì vậy khi khám bệnh phải dựa vào đặc điểm của nó để chữa trị một cách linh hoạt, không nên rập khuôn theo các bài thuốc cổ. Khi kê đơn cần áp dụng nguyên tắc mềm mỏng hết sức tránh kê lung tung, nhầm lẫn.

Một hôm, có một thầy thuốc cầm đơn thuốc mà Tiền Ất kê ra, hỏi: “Tiền Thái y, đối chiếu với thang thuốc mà Trương Trọng Cảnh viết trong “Kim quí yếu lược", thang thuốc này của ngài hình như kê thiếu hai vị, có phải ngài quên kê?".

Tiền Ất cầm đơn thuốc xem lại một lần, rồi giải thích: “Thang thuốc Trương Trọng Cảnh kê là dùng cho người lớn. Trẻ em dương khí đầy đủ nếu cho uống nhục quế và phụ tử có thể bị chảy máu cam, cho nên tôi bỏ hai vị thuốc nóng này đi".

“A, thì ra là thế, Thái y nói rất có lý, khâm phục, khâm phục". Vị thầy thuốc đó nghe giải thích gật đầu liên tục.

Từ khi Tiền Ất liên tục điều trị được bệnh cho hai người con của hoàng gia, hằng ngày người tìm ông để khám bệnh rất đông. Hôm đó ở trong kinh thành có một vị nhà giàu đến tìm ông để chữa bệnh cho con mình, thì ra đứa bé mắc bệnh phế nhiệt, các thầy thuốc theo thói quen kê đơn thuốc có vị thuốc mát giải nhiệt như sừng tê giác, ngưu hoàng... Không ngờ trẻ em sau khi uống thuốc bệnh không giảm mà nặng thêm, ho liên tục, bỏ cả cơm nước không chịu ăn.

Tiền Ất xem khí sắc và bắt mạch đứa bé, kê đơn thuốc có các vị thuốc ôn như chích thảo, trần bì... Người thầy thuốc chữa bệnh cho em bé trước đây, cầm đơn thuốc xem và hỏi: “Tiền Thái y, cháu đó bị bệnh nhiệt rõ ràng như vậy mà sao ngài vẫn kê đơn có các vị ôn?"

Bố của cháu bé nghe vậy cũng bức xúc hỏi: “Tiền Thái y, ngài có kê sai không vậy?".

Tiền Ất cười nói rằng: “Các ông không nên lo quá, tôi không kê sai bao giờ. Cháu quả là bị bệnh nhiệt, nhưng những thuốc đã uống trước đều là các vị hàn, hàn quá làm tổn thương đến tì vị, khiến cho cháu không muốn ăn uống, vì thế mà bệnh nặng thêm. Nếu bây giờ lại vẫn dùng các vị thuốc hàn, thì có thể sẽ nguy hiểm. Trong lúc khẩn cấp này, cho thuốc bổ tì vị trước để khai vị, sau đó trị bệnh phế nhiệt, hiệu quả sẽ tốt hơn".

Đứa bé uống thuốc theo đơn Tiền Ất kê, hai hôm sau, quả nhiên vị khẩu tốt hơn. Ông lại cho đơn thuốc có vị hàn, sau khi uống thang thuốc thứ hai nhiệt phổi cũng tiêu mất.

Những câu chuyện Trung Hoa xưa: Danh y

Tags: Tiền ất, trẻ em,



Bài liên quan