Thầy thuốc ngoại khoa nổi tiếng Trần Thực Công

916 20/12/2018
Skhoe24h.com - Trần Thực Công quê ở Đông Hải - Thông Châu (nay là tỉnh Giang Tô - Thành phố Nam Thông). Ông sinh năm 34 Minh Thế Tông Gia Thanh (năm 1555). Cũng giống như thời niên thiếu của nhiều danh y khác, Trần Thực Công lúc nhỏ cũng rất gầy yếu, thường hay ốm đau...

TRẦN THỰC CÔNG

Thầy thuốc, Trần Thực Công

Trung Quốc thời cổ đại, thầy thuốc ngoại khoa gọi là “ngoại khoa y", kỹ thuật ngoại khoa mà họ thực hiện được xem là “kỹ thuật nhỏ", cho nên địa vị xã hội của họ không cao. Đến đời nhà Minh, do những trước tác về ngoại khoa rất nhiều, lại xuất hiện những thầy thuốc ngoại khoa kỹ thuật cao cường, cách nhìn nhận đó dần dần được thay đổi, trong đó có một vị thầy thuốc ngoại khoa kiệt xuất nhất là Trần Thực Công.

Trần Thực Công quê ở Đông Hải - Thông Châu (nay là tỉnh Giang Tô - Thành phố Nam Thông). Ông sinh năm 34 Minh Thế Tông Gia Thanh (năm 1555). Cũng giống như thời niên thiếu của nhiều danh y khác, Trần Thực Công lúc nhỏ cũng rất gầy yếu, thường hay ốm đau, vì thế ngay từ nhỏ ông đã có chí học nghề y. Lớn lên ông lấy nghề y lập nghiệp. Năm 62 tuổi, ông viết quyển “Ngoại khoa chính tông" một quyển sách có tiếng là một cống hiến quý báu cho y học ngoại khoa Trung Quốc.

Một nhà văn đời nhà Minh tên là Lý Phan Long đã nói một câu như thế này: điều trị bệnh ngoại khoa khó hơn điều trị bệnh nội khoa, vì bệnh nội khoa không nhất thiết phải chữa bên ngoài, nhưng bệnh ngoại khoa ngược lại phải điều trị bên trong.

Phương pháp khám chữa bệnh kết hợp nội ngoại

Trần Thực Công cũng đồng ý với nhận thức của Lý Phan Long, ông còn nhấn mạnh thầy thuốc ngoại khoa không những phải nắm vững kỹ thuật ngoại khoa mà con phải biết những kiến thức nội khoa. Khi điều trị, thầy thuốc phải dựa vào tình hình cụ thể, có người cần điều trị ngoại khoa trước, điều trị nội khoa sau; có người lại cần điều trị nội khoa trước, ngoại khoa sau; có người thì nội ngoại cần kết hợp, như the mới đạt hiệu quả.

Một ví dụ sau đây sẽ chứng minh cho chủ trương y học của Trần Thực Công là đúng đắn:

Có một người bị bệnh hoa liễu, trên thân đã có những vết sưng nung mủ, đau đớn khó chịu, đi mời Trần Thực Công khám chữa bệnh. Sau khi khám xong ông cho rằng cần phải phẫu thuật trước để loại bỏ khí độc. Nhưng bệnh nhân lại sợ phẫu thuật, nghĩ là để những chỗ bị sưng nung mủ tự nó sẽ tiêu đi nên không nghe lời Trần Thực Công mà tự uống thuốc giải độc. Kết quả là chỗ sưng nung mủ không những không tiêu đi mà còn làm tổn thương nguyên khí cơ thể, các chỗ sưng máu mủ chảy ra, gân cốt đau nhức, cả đến việc đi lại cũng rất khó khăn.

Vì thế bệnh nhân lại mời Trần Thực Công chữa bệnh cho ông ta lần thứ hai. Sau khi kiểm tra ông thấy tình hình bệnh đã thay đổi không như trước nữa, cần phải trị nội khoa, bổ sung nguyên khí rồi sau mới trị ngoại khoa.

Ai ngờ, bệnh nhân lại không tin vào Trần Thực Công, tự mình tiếp tục uống thuốc giải độc. Sau khi uống thuốc giải độc, sức khỏe bệnh nhân suy giảm nhanh chóng; ngay cả đến việc ăn uống cũng không muốn, cơ thể đau đớn đến nỗi không ngủ được, đành phải lần thứ ba đi mời Trần Thực Công điều trị.

Khi khám lần thứ ba, Trần Thực Công nói rất khẩn thiết với bệnh nhân: “Căn cứ vào tình hình sức khỏe của ông hiện nay cần phải bồi bổ nguyên khí trước để cho thân thể khỏe mạnh lên, sau đó mới có the điều trị các chỗ sưng mủ. Neu tiếp tục uống thuốc giải độc, vết thương nung mủ của ông không thể lành được và còn có khả năng làm cho sức khỏe ông suy sụp thêm".

Vì bệnh nhân đã hai lần không nghe lời Trần Thực Công nên đã khổ sở đến như thế này rồi, cảm thấy rất ân hận và gật đầu lia lịa nói: “Trần đại phu nói rất chí lý, lần này con nhất định nghe theo lời chỉ dẫn của đại phu mà uống thuốc".

Trần Thực Công cho bệnh nhân uống thuốc bồi bổ nguyên khí và thuốc an thần để ngủ ngon, sau đó lại cho uống thuốc tiêu sưng giải độc. Sau nửa năm điều trị bệnh nhân hồi phục được sức khỏe.

Những câu chuyện Trung Hoa xưa: Danh y

Tags: Trần Thực Công, ngoại khoa,



Bài liên quan