Đau bụng cấp và cách điều trị viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ

464 07/10/2019
Skhoe24h.com - Trẻ con bị đau bụng vì nhiều lý do thể chất hay tinh thần. Khi một cơn đau đột ngột xuất hiện, nó được gọi là đau bụng cấp tính. Viêm ruột thừa là một dạng nhiễm khuẩn hoặc viêm ở ruột thừa. Ruột thừa là một bao có hình dạng giống con sâu ở gần nơi ruột già và ruột non gặp nhau trong cơ thể....

Đau bụng cấp ở trẻ nhỏ

Đau bụng cấp

Trẻ con bị đau bụng vì nhiều lý do thể chất hay tinh thần. Khi một cơn đau đột ngột xuất hiện, nó được gọi là đau bụng cấp tính (để có thêm thông tin về đau mãn tính, cơn đau kéo dài một tuần hoặc hơn và thỉnh thoảng lại trở lại. May mắn thay, hầu hết các cơn đau dạ dày đều tự biến mất mà không cần điều trị đặc biệt. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những triệu chứng thể hiện những nguyên nhân bất thường hoặc có khả năng nghiêm trọng.

Điều trị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa là một dạng nhiễm khuẩn hoặc viêm ở ruột thừa. Ruột thừa là một bao có hình dạng giống con sâu ở gần nơi ruột già và ruột non gặp nhau trong cơ thể. Khi cơn đau bụng kèm triệu chứng khác và các xét nghiệm thể hiện dấu hiệu viêm ruột thừa, ruột thừa phải được cắt bỏ càng sớm càng tốt; nếu không, nó có thể vỡ, gây ra chứng viêm phúc mạc, một dạng nhiễm trùng nguy hiểm lan rộng cả khoang bụng. Sau khi mổ, thường thì trẻ gần như có thể hồi phục nhanh chóng mà không có phản ứng phụ nào.

CẢNH BÁO!

Đừng ép trẻ ăn khi đang bị đau bụng, nhưng hãy đảm bảo là bé có nhiều đồ uống sạch để uống nếu bé muốn. Đừng cho bé uống thuốc giảm đau (ví dụ acetaminophen nếu trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi và không bị nôn hay thiếu nước) trừ khi bác sĩ nhi đã khám cho bé và cho phép.

Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu:

- Con bạn nhỏ hơn 1 tuổi và tỏ ra những dấu hiệu đau đớn có thể đoán là đau bụng (như khóc bất thường, chân co về phía bụng)

- Con bạn bị đau liên tiếp trong 3 giờ hoặc hơn

- Con bạn bị đau cùng với sưng tấy ở háng hoặc bìu

- Con bạn vẫn bị đau 3 tiếng đồng hồ sau khi nôn hoặc đi tiêu chảy

- Con bạn nôn ra dịch màu xanh hay nôn, đi ngoài có máu.

Một số biểu hiện lạ ở trẻ và hành động cần thiết

Con bạn bị tiêu chảy hoặc nôn kèm theo đau đớn.

Nguyên nhân: Viêm dạ dày ruột (chứng viêm ở dạ dày và niêm mạc ruột).

Cách xử trí: Nếu con bạn nhỏ hơn 6 tháng tuổi, hãy tiếp tục cho bé bú sữa hoặc ăn sữa công thức. Cho bé uống nước điện giải và một phần nhỏ chế độ ăn thông thường. Nếu trong 48 tiếng các triệu chứng của bé không cải thiện, hãy gọi cho bác sĩ nhi.

Con bạn không chịu để bạn nhẹ nhàng ấn vào bụng bé.

Nguyên nhân: Viêm dạ dàyruột hoặc, nếu con đau kéo dài hơn 3 tiếng, viêm ruột thừa giai đoạn đầu.

Cách xử trí: Nếu các triệu chứng của con có cải thiện, hãy cho bé uống nước sạch và chế độ ăn bình thường ngay khi bé có thể tiếp nhận được thức ăn. Nếu bệnh tiêu chảy phát sinh, hãy điều trị như với viêm dạ dày-ruột trình bày bên trên. Nếu cơn cau của bé kéo dài hơn 3 tiếng, hãy gọi cho bác sĩ nhi.

Con bạn bị đau liên tục trong ít nhất 3 tiếng. Cơn đau bắt đầu gần rốn và giờ lan về phía dưới bên phải của vùng bụng.

Nguyên nhân: Viêm ruột thừa.

Cách xử trí: Gọi cho bác sĩ nhi; bạn không nên cho bé ăn hay uống bất cứ thứ gì cho tới khi bác sĩ nhi đã khám cho bé.

Bác sĩ có thể nghi ngờ là viêm ruột thừa hoặc tình trạng nguy hiểm khác. Nếu như vậy, con bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm tra những vấn đề này và có thể phải nhập viện.

Con bạn lớn hơn 3 tuổi và bị viêm họng kèm các triệu chứng khác như đau đầu.

Nguyên nhân: Nhiễm virus hoặc viêm họng do khuẩn cầu chuỗi (họng cầu chuỗi).

Cách xử trí: Hãy gọi cho bác sĩ nhi để họ có thể khám cho bé và khuyến nghị cách điều trị. Cho bé những thứ đồ uống bé thích và thuốc acetaminophen để giảm đau và giảm khó chịu.

Con bạn bị sưng đau ở háng hoặc tinh hoàn (vùng bìu)

Nguyên nhân: Thoát vị nghẹt (một dạng thoát vị ngăn máu cung cấp đến ruột). Xoắn tinh hoàn.

Cách xử trí: Khám nhi. Con bạn có thể phải nhập viện để điều trị.

Con bạn có ít nhất hai triệu chứng sau đây: nhiệt độ cao hơn 101oF (38,3oC), đái dầm (sau khi đã hết vài tháng), hoặc khi đi tiểu bị đau, tiểu nhiều lần có mùi

Nguyên nhân: Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách xử trí: Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán viêm nhiễm. Họ cũng có thể kê thuốc kháng sinh.

Con bạn nôn ra chất màu xanh nhạt

Nguyên nhân: Tắc nghẽn đường ruột.

Cách xử trí: Gọi ngay cho bác sĩ nhi. Bạn không nên cho con ăn uống bất cứ thứ gì cho tới khi bác sĩ nhi đã khám cho bé.

Con bạn thường phàn nàn bị đau nhưng không có triệu chứng gì giữa các cơn. Bé được ít nhất 4 tuổi.

Nguyên nhân: Đau bụng không rõ nguyên nhân thường liên quan tới sự căng thẳng tâm lý.

Cách xử trí: Cho con nghỉ ngơi, để một tấm sưởi trước bụng (cho ấm bụng) và cho bé uống nước. Để ý những dấu hiệu nguy hiểm. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé để loại trừ bệnh tật và thảo luận về những vấn đề có thể làm khởi phát cơn đau.

Con bạn bị đau bụng kèm táo bón

Nguyên nhân: Táo bón.

Cách xử trí: Khuyến khích bé đi vệ sinh theo lịch và uống nhiều nước. Với các triệu chứng cấp tính, hãy gọi cho bác sĩ nhi, có thể họ sẽ kê dung dịch thụt trực tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

 

 

Nguồn: Bác sĩ của con

Tags: dau bụng cấp, viêm ruột thừa, bác sĩ của con,



Bài liên quan