Khi bị ve cắn, đừng dứt nó ra vì răng ve gãy còn lại trong thịt sẽ gây đau nhức, ngứa, có khi phát sốt. Hãy lấy nước điếu đặc chấm vào miệng con ve, hoặc lấy kim khâu hơ nóng hay điếu thuốc lá đang hút dí vào đít ve. Ve sẽ tự nhả ra và rơi xuống. Sau đó lấy vôi tôi bôi vào nơi ve cắn.
Trường hợp răng ve còn nằm lại trong thịt, hãy lấy thuốc lào tẩm nước điếu, đắp vào chỗ ve cắn, băng lại và uống bài thuốc: Ké đầu ngựa 20g, cây vòi voi 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 40g, rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp sắc đặc, uống ngày 2 lần, đến khi khỏi thì thôi.
Lấy tóc xát kỹ, hoặc lấy nắm cơm lăn đi lăn lại nơi sâu chạm vào để lông dính hết vào cơm, Sau đó, dùng rau má, rau khoai lang, lá khoai sọ mỗi thứ 1 nắm, rửa sạch, giã nhỏ, xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể lấy một nắm lá rau sam rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ đau, hoặc bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột, bôi vào nơi đau.
Bài thuốc 1:
Nếu là ong giống to có độc, lấy rau dền rửa sạch, vò nát, xát cả vào chỗ bị ong đốt.
Bài thuốc 2:
Lá bạc hà tươi rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 3:
Cắt 1 lát củ ráy dại xát vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 4:
Lá, dây, củ chìa vôi rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 5:
Tỏi giã nát, đắp vào chỗ ong đốt đồng thời nhấp 1 ít rượu.
Bài thuốc 6:
Măng vòi tre rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với vôi ăn trầu bôi vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 7:
Rau sam rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 8:
Lá thanh hao rửa sạch, nhai nhỏ, đắp vào chỗ ong đốt.
Bài thuốc 9:
Nếu là ong vò vẽ hay bồ nâu, dùng nước tiểu của bé trai khỏe mạnh để rửa vết đốt, sau đó dùng hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với chút rượu trắng cho uống.
Bài thuốc 10:
Dùng vôi ăn trầu hoặc hạt quất hồng bì giã nhuyễn đắp lên chỗ ong đốt.
Bài thuốc 1:
Lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ kiến đốt.
Bài thuốc 2:
Lá tần dày (còn gọi là húng chanh) rửa sạch, giã nát, cho thêm ít muối, đắp vào nơi kiến đốt.
Bài thuốc 1:
Tỏi giã nát, đắp vào chỗ rết cắn rất nhanh hết đau nhức
Bài thuốc 2:
Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt, bã đắp vào nơi rết cắn.
Bài thuốc 3:
Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi rết cắn.
Bài thuốc 4:
Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp
Bài thuốc 5:
Vừng hạt một núm nhỏ, nghiền nát, đắp vào chỗ rết cắn.
Bài thuốc 6:
Lá bạc hà 1 nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
Bài thuốc 7:
Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ rết cắn hoặc thêm ít dấm rồi cho vào mồm ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc 8:
Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn.
Bài thuốc 9:
Rau húng chanh hoặc tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn. Có thể áp dụng cho cả vết thương do bị bọ cạp đốt.
Bài thuốc 10:
lá ớt rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1 - 2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15 - 30 phút thì hết đau.
Khi bị rắn cắn phải lập tức băng chặt (bằng dây chun hoặc dây vải) phía trên vết cắn gần với tim rồi mới dùng thuốc. Sau đó đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa rắn cắn:
Bài thuốc 1:
Rau dền đỏ rửa sạch, giã nát, vắt lấy khoảng 1 bát ăn cơm nước để uống, còn bã đắp lên vết thương.
Bài thuốc 2:
Lá đậu ván tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết rắn cắn.
Bài thuốc 3:
Tỏi, chua me đất lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rắn cắn.
Bài thuốc 4:
Rau sam rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rắn cắn.
Bài thuốc 5:
Lá phèn tươi 1 nắm nhỏ 5 - 10g, rửa sạch, nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn.
Bài thuốc 6:
Vỏ cây duối, vỏ cây sung lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, hòa với nước tiểu trẻ em, chắt lấy nước uống.
Bài thuốc 7:
Hạt vông vang, hạt hồng bì lượng bằng nhau, sao giòn, tán bột, ngày uống 2 - 4 lần, mỗi lần 4 - 6g với nước nóng.
Bài thuốc 8:
Rễ đu đủ từ 50 - 80g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn.
bài thuốc 9:
Rau răm 20g, muối ăn 2g, giã nát, vắt nước uống, bã đắp lên chỗ rắn cắn, hoặc dùng chanh 1 quả, phèn chua 5g, pha với nước uống.
Bài thuốc 10:
Thuốc lá hoặc thuốc lào 4 - 8g, nhai nuốt nước, lã đắp lên vết rắn cắn. Bài thuốc này tốt với trường hợp bị rắn lục cắn.
Bài thuốc 11:
Lá trầu không 40g, gừng tươi 80g, quế chi 80g, phèn chua 20g, vôi 20g.
Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân uống 1 viên, mài 1 viên đắp vào vết thương. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.
Bài thuốc 12:
Trứng gà 1 quả, khoét một lỗ tròn úp lên miệng vết cắn.
Bài thuốc 13:
Lá và bông mào gà 30g, lá và bông đu đủ 30g, rau ngót 30g, giã nát đắp lên một nửa, còn lại vắt lấy nước cho uống.
Bài thuốc 14:
Lá sắn dây hoặc lá mướp đắng 5 - 7 lá, rửa sạch làm như bài thuốc trên.
Bài thuốc 15:
Củ rẻ quạt (thường trồng làm cảnh, còn gọi là xương quạt, lưỡi kiếm, xạ can) làm như trên.
Ở những nơi nhiều rắn hoặc có việc phải đến đó, ta nên chế sẵn thuốc mang theo để phòng bị:
Phèn chua: 20g (nửa phi, nửa sống)
Vôi ăn trầu 20g.
Lá trầu, quế tốt, gừng tươi
Quế và phèn tán mịn, gừng và trầu giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, trộn với vôi và bột thuốc, thêm hồ vừa dẻo làm viên, chia làm 20 viên đem phơi thật khô.
Khi bị rắn cắn, sơ cứu xong, cho uống 1 viên này, lại lấy 1 viên khác mài vào nước thành sền sệt mà bôi lên vết cắn. Trẻ em thì tùy tuổi mà giảm liều lượng.